Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế nhận bằng Di sản của UNESCO

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO dành cho 'Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế'.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO dành cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO dành cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện chiều 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết Huế vinh dự là địa phương đầu tiên của cả nước có di sản được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (Quần thể Di tích Cố đô Huế, 1993) và cũng là nơi sở hữu Di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Nhã nhạc cung đình Huế, 2003).

 Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại lễ đón nhận Bằng công nhận di sản UNESCO

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại lễ đón nhận Bằng công nhận di sản UNESCO

Cho đến nay, Thừa Thiên Huế đang là địa phương có số lượng di sản thế giới nhiều nhất Việt Nam. Đây chính là minh chứng rõ nét cho sự phong phú và đa dạng của hệ thống di sản văn hóa mang giá trị toàn cầu tại vùng đất Cố đô.

 Cửu đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế

Cửu đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế

Cửu đỉnh được đúc vào năm 1835 và hoàn thành vào năm 1837 dưới thời vua Minh Mạng. Đây được xem là bộ bách khoa toàn thư bằng hình ảnh sống động về đất nước Việt Nam thời bấy giờ và đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2012.

Ngày 8/5/2024, “Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

"Việc UNESCO công nhận “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu thế giới một lần nữa khẳng định tầm vóc, giá trị lịch sử của Cửu đỉnh trong kho tàng di sản văn hóa của nhân loại đồng thời đem đến cho Thừa Thiên Huế vị thế là địa phương duy nhất mang trong mình 8 di sản được UNESCO công nhận", ông Nguyễn Văn Phương nói.

 Lãnh đạo Chính phủ và bộ ngành Trung ương, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thích thức khánh thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa”

Lãnh đạo Chính phủ và bộ ngành Trung ương, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thích thức khánh thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa”

Nhân sự kiện trên, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng chính thức công bố hoàn thành Dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” đưa vào phục vụ tham quan sau 3 năm phục dựng; đồng thời tổ chức động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”. Đây là hai công trình quy mô và có vai trò quan trọng bậc nhất trong khu vực Hoàng Thành và Tử Cấm Thành của Đại Nội Huế.

Điện Thái Hòa là kiến trúc quan trọng bậc nhất của Hoàng thành Huế. Đây là nơi tổ chức lễ Đăng quang của 13 vị hoàng đế triều Nguyễn, nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng nhất của triều đình. Ngôi điện này được xây dựng từ mùa xuân 1805 thời Gia Long. Đến thời Minh Mạng, triều đình cho tu bổ cải dựng tại địa điểm mới từ năm 1832, đến năm 1833 thì hoàn thành.

Được khởi công ngày 23/11/2021 với tổng vốn đầu tư gần 129 tỷ đồng, Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa đã hoàn thành trước thời hạn 9 tháng.

 Chiều tối 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”. Đây là công trình quy mô và có vai trò quan trọng bậc nhất trong khu vực Hoàng Thành và Tử Cấm Thành của Đại Nội Huế.

Chiều tối 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”. Đây là công trình quy mô và có vai trò quan trọng bậc nhất trong khu vực Hoàng Thành và Tử Cấm Thành của Đại Nội Huế.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Jonathan Wallace Baker, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, cho hay: “Những thách thức mà chúng ta phải đối mặt, với UNESCO và Việt Nam - một quốc gia thành viên quan trọng của UNESCO, chính là công tác bảo tồn, trùng tu và tôn tạo, bảo vệ nguyên trạng di sản thế giới của chúng ta".

Trước đó, sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh tỉnh, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức may, mặc Áo Dài Huế".

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, áo Ngũ thân, tiền thân của áo dài Việt Nam hiện đại vốn ra đời ở Đàng Trong, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân. Đây là kết quả của sự sáng tạo của cư dân Việt trên con đường Nam tiến, mở rộng cương thổ đất nước về phía Nam.

Hồ Xuân Mai

Nguồn VietTimes: https://viettimes.vn/nhung-ban-duc-noi-tren-cuu-dinh-o-hoang-cung-hue-nhan-bang-di-san-cua-unesco-post180373.html
Zalo