Nguyên tắc 'Less Is More' trong nghề đầu bếp

Less Is More là một nguyên tắc mang ý nghĩa giữ mọi thứ đơn giản, ứng dụng trong nhiều khía cạnh công việc đời sống. Trong nghề bếp, nguyên tắc này khuyến khích sự tập trung vào chất lượng, sự cân bằng và bản chất cốt lõi của món ăn thay vì số lượng hay sự phức tạp chế biến.

Thực tế, với những đầu bếp, nguyên tắc này mang lại giá trị không chỉ trong cách chế biến món ăn mà còn giúp họ trong công tác quản lý nhà bếp và định hình phong cách cá nhân.

Ảnh minh họa: Foodie Coaches

Ảnh minh họa: Foodie Coaches

Phong cách tối giản: Triết lý này giúp đầu bếp thể hiện sự tự tin vào kỹ năng và tư duy sáng tạo của mình. Thay vì tạo ấn tượng bằng sự cầu kỳ, họ chứng minh giá trị qua sự tinh tế trong từng chi tiết nhỏ.
Tôn vinh bản sắc ẩm thực: Việc tiết chế trong phong cách nấu nướng cũng giúp đầu bếp định hình và phát triển bản sắc riêng, tập trung vào những món ăn phản ánh cá tính và triết lý ẩm thực của họ.

Ảnh minh họa: Escoffier

Ảnh minh họa: Escoffier

Tiết chế kỹ thuật: Một số món ăn đơn giản không cần quá nhiều bước hoặc kỹ thuật phức tạp. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giúp món ăn giữ được sự tự nhiên. Ví dụ: Thay vì chiên, hấp, và nướng một nguyên liệu, đôi khi bạn chỉ cần nướng sơ để giữ hương vị nguyên bản.
Ưu tiên kỹ thuật phù hợp: Less is More không có nghĩa là làm đơn giản hóa mọi thứ, mà là sử dụng đúng kỹ thuật vào đúng nguyên liệu và mục đích. Ví dụ, có nhiều món salad cần số lượng lớn cho tiệc lớn, đầu bếp càng trộn nhiều thì nguyên liệu càng bị dập và thấm sũng nước càng teo tóp thể tích ít lại khiến cho khẩu phần món ít đi.

Ảnh minh họa: Veectezy

Ảnh minh họa: Veectezy

Tập trung vào nguyên liệu chính: Một món ăn đơn giản nhưng sử dụng nguyên liệu chất lượng cao dễ làm nổi bật hương vị tự nhiên. Ví dụ, một lát thịt bò Wagyu được chế biến đơn giản với chút muối biển và tiêu đen có thể gây ấn tượng mạnh hơn so với món ăn quá nhiều gia vị làm lu mờ bản chất của nguyên liệu chính.
Giảm sự phức tạp trong món ăn: Thay vì cố gắng thêm nhiều thành phần hoặc kỹ thuật để gây ấn tượng, việc sử dụng ít nguyên liệu hơn nhưng hài hòa về màu sắc, hương vị và kết cấu sẽ giúp món ăn dễ tiếp cận hơn với thực khách.
Khả năng cân bằng: Ít thành phần nguyên liệu hay gia vị giúp đầu bếp dễ kiểm soát sự cân bằng giữa các yếu tố như độ mặn, ngọt, chua, cay và umami (vị ngọt thịt), tạo nên món ăn hoàn chỉnh và tròn vị.

Ảnh minh họa: Reluctantgourmet

Ảnh minh họa: Reluctantgourmet

Trình bày tối giản, tinh tế: Một đĩa đồ ăn có không gian thoáng, bố cục rõ ràng giúp món nổi bật và dễ thu hút ánh nhìn. Sự tinh tế nằm ở cách sắp xếp, không cần lấp đầy toàn bộ đĩa bằng các chi tiết trang trí rườm rà. Ví dụ: Một món tráng miệng có thể chỉ cần vài lát trái cây tươi, ít sốt trang trí và lá bạc hà tạo điểm nhấn.
Tạo ấn tượng từ sự đơn giản: Sự đơn giản thường dễ gây ấn tượng hơn vì nó tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất của món ăn.

Ảnh minh họa: CNN

Ảnh minh họa: CNN

Tối ưu hóa nguyên liệu: Sử dụng ít nguyên liệu hơn, nhưng chất lượng cao giúp tiết kiệm chi phí, giảm lãng phí thực phẩm và duy trì chất lượng món ăn.
Tối giản thực đơn: Một thực đơn tập trung ít món hơn nhưng được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho thực khách và dễ dàng hơn trong quản lý nguyên liệu và đội ngũ nhân viên. Ví dụ: Nhiều nhà hàng cao cấp chọn cách chỉ cung cấp thực đơn tasting menu, tức là tập trung vào vài món đặc trưng thay vì danh sách dài những món ăn phức tạp.
Quản lý bếp hiệu quả hơn: Giảm sự phức tạp trong quy trình bếp giúp đội ngũ làm việc nhanh nhẹn hơn, tránh nhầm lẫn và giảm áp lực trong giờ cao điểm.

Chef Nguyễn Đinh Phong

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://sgtt.thesaigontimes.vn/nguyen-tac-less-is-more-trong-nghe-dau-bep/
Zalo