Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Mỹ muốn tìm nguồn cung mới tại thị trường Việt Nam

Trong bối cảnh thị trường liên tục biến động do thuế quan, đang tạo ra áp lực lớn đối với nhiều doanh nghiệp không chỉ trong nước mà khiến các nhà nhập khẩu đến từ Mỹ cũng phải thay đổi chiến lược.

Tình hình thuế đối ứng mà Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam là một chủ đề đang thu hút nhiều sự quan tâm trong bối cảnh căng thẳng thương mại và những thay đổi trong chính sách kinh tế toàn cầu. Việt Nam nằm trong nhóm nền kinh tế bị Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng cao nhất, với mức 46%. Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó tuyên bố hoãn việc áp thuế trong 90 ngày, song vẫn duy trì mức thuế đối ứng 10% với tất cả hàng hóa Việt Nam xuất sang nước này, bên cạnh các loại thuế quan khác cụ thể với từng ngành.

Trong nỗ lực giải quyết vấn đề thuế quan, Việt Nam đã có nhiều động thái thể hiện thiện chí. Ngày 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc sau đó được cử sang Mỹ với tư cách đặc phái viên của Tổng Bí thư và đã gặp các quan chức cấp cao về tài chính, thương mại của Mỹ.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ - Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc điện đàm với Trưởng Đại diện thương mại Mỹ Jamieson L. Greer để chính thức khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ.

 Ảnh minh hoa

Ảnh minh hoa

Tuy nhiên trong bối cảnh đàm phán vẫn chưa có tín hiệu rõ rệt, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đến từ Mỹ đang tự tìm cách chuyển mình, tìm nguồn hàng mới ở các quốc gia khác.

Tại buổi hội thảo "Quan điểm và xu hướng của các nhà nhập khẩu mỹ trước chính sách thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với thị trường Việt Nam!" do Công ty TNHH Xúc tiến xuất khẩu VIETGO tổ chức, một số nhà nhập khẩu Mỹ đã chia sẻ quan điểm trước tình hình thuế quan sau khi ông Donald Trump đã dành cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam:

 Buổi chia sẻ online của các doanh nghiệp XNK

Buổi chia sẻ online của các doanh nghiệp XNK

Nhà nhập khẩu Mỹ - Mr Muhammad Rizk cho biết, ông có 40 năm kinh nghiệm thương mại quốc tế, liên kết với 50.000 nông dân cung cấp sản phẩm nông sản, có chi nhánh ở nhiều nước. Hiện tại công ty của ông đang kinh doanh số lượng hàng lớn, xuất khẩu hàng từ nhiều quốc gia tới Mỹ và ngược lại, nhưng thị trường đang thay đổi, mong muốn có cơ hội mới xuất hiện.

Tại buổi hội thảo, nhiều nhà nhập khẩu chia sẻ mặc dù đang nhập khẩu chủ yếu hàng hóa tại Trung Quốc, tuy nhiên do cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ - Trung trở nên leo thang nên đã chủ động sang Việt Nam để tìm nguồn hàng mới.

Như ông Moshe Mayer đến từ Mỹ cho hay, nhập khẩu móc treo quần áo gỗ sở hữu nhiều thương hiệu riêng, bán nhiều hàng cho các hãng bán lẻ Mỹ như Walmart, trước đó nhập khẩu nhiều ở Trung Quốc, nhưng mức thuế quá cao gây nên nhiều khó khăn nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ hội đi kèm thách thức, nên phải đa dạng hóa nguồn cung cấp giảm thiểu rủi ro. Ông Moshe Mayer cho rằng đây là cơ hội lớn để đa dạng hóa thị trường. Việt Nam đang đàm phán thuế với Tổng thống Mỹ Donald Trump, nếu không cố gắng đạt đàm phán thuế thì có thể bị mức thuế cao như Trung Quốc.

“Mong đàm phán thuế tốt hơn, để tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp gặp khó khăn khi mua hàng từ quốc gia khác do thuế cao, vì vậy nên cởi mở với nhà cung cấp Việt Nam”, ông Moshe Mayer nhấn mạnh.

Hay Mr Jeffrey Matoff đã kinh doanh khách sạn, nhập khẩu từ Trung Quốc 10 năm, nhưng với tình hình thuế hiện tại nhanh chóng cần tìm nhà cung cấp khác. Mr Jeffrey Matoff đã tới Việt Nam 4 lần, tìm kiếm nhà cung cấp cho kinh doanh khách sạn, như đá marble, tấm lợp, tấm lát dùng trong nhà tắm, nhà vệ sinh ở Mỹ, có nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam chất lượng tốt nhưng cần nâng năng lực tác phong để nhanh gọn hơn.

“Tôi đang cố gắng tìm nguồn cung cấp mới tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đang cố gắng dàm phán với Mỹ, nên mong Việt Nam đàm phán với kết quả tốt”., Mr Jeffrey Matoff chia sẻ.

Ông Nguyễn Tuấn Việt – Chuyên gia kinh tế về Xuất nhập khẩu, CEO VIETGO nhận định, nhà xuất khẩu Việt Nam kỳ vọng đàm phán thành công, hai nước xây dựng chương trình thuế quan theo đúng tinh thần hợp tác chiến lược toàn diện. Là công ty xúc tiến nên luôn cố gắng mang tới cơ hội cho nhà xuất khẩu Việt Nam và nhập khẩu của Mỹ, nếu hai bên mua bán được thì có hàng từ chuỗi cung ứng tốt. Những lo lắng với nhà cung cấp Việt Nam bị áp thuế, song suy nghĩ của nhà nhập khẩu Mỹ chủ yếu nói về việc thương chiến Mỹ - Trung Quốc áp thuế nặng và có xu hướng chuyển sang Việt Nam, tức là biến nguy cơ thành cơ hội.

Nhiều nhà nhập khẩu Mỹ tìm kiếm đơn hàng thay thế Trung Quốc, nên hơn hết mong đàm phán ký kết Việt Nam và Mỹ thành công. Hoàn toàn tin tưởng vào tài đàm phán và lãnh đạo của chính phủ Việt Nam.

 Ông Nguyễn Tuấn Việt – Chuyên gia kinh tế về Xuất nhập khẩu, CEO VIETGO

Ông Nguyễn Tuấn Việt – Chuyên gia kinh tế về Xuất nhập khẩu, CEO VIETGO

Bên cạnh đó vị CEO này cũng nhìn nhận, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến cho rất nhiều nhà nhập khẩu Mỹ buộc phải tìm kiếm nguồn cung cấp từ các quốc gia khác bao gồm Việt Nam để tránh mức thuế cao bị áp cho hàng Trung Quốc, đa dạng hóa nguồn cung cấp, tránh rủi ro khi phụ thuộc vào chỉ một nguồn.

Tuy nhiên, nguy cơ đi kèm với cơ hội. Các doanh nghiệp Việt Nam cần cố gắng nắm bắt được cơ hội xuất khẩu nhiều năm mới có một này vì Mỹ là thị trường tiêu thụ khổng lồ. Có những sự điều chỉnh trong hoạt động sản xuất, hàng hóa nếu cần thiết để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng Mỹ. Việt Nam cần cố gắng đàm phán tốt với Mỹ để giảm thuế và đạt được mức thuế tốt.

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp với các bộ, ngành để đánh giá tình hình và thảo luận các giải pháp điều chỉnh thuế, phí đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Thủ tướng nhấn mạnh rằng, sau khi Mỹ công bố chính sách thuế quan, Việt Nam đã triển khai hàng loạt giải pháp linh hoạt và kịp thời về chính trị, ngoại giao.

Theo đó, Chính phủ đã ban hành các nghị định, trong đó có việc cắt giảm thuế suất một số mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ xuống 0%. Một số dự án mà phía Hoa Kỳ quan tâm cũng đã được giải quyết trong khuôn khổ pháp luật và thỏa thuận song phương.

Ngoài ra, Việt Nam cũng chủ động thúc đẩy các dự án quan trọng, hướng tới cân bằng thương mại bền vững và đôi bên cùng có lợi. Các biện pháp bao gồm đặt hàng doanh nghiệp mua khí đốt, máy bay Boeing và máy bay vận tải từ Hoa Kỳ.

Hải Đăng

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/nhieu-doanh-nghiep-xuat-nhap-khau-cua-my-muon-tim-nguon-cung-moi-tai-thi-truong-viet-nam-98330.html
Zalo