Người nông dân 'bán mặt cho đất, bán lưng cho trời' kiếm nửa triệu đồng ngày giáp Tết

Mỗi ngày đi cấy lúa, người làm thuê có thể nhận từ 350 đến 500 nghìn đồng tùy vào hình thức làm ngày công hay nhận khoán ruộng. Công việc không cần sự khéo léo nhưng đòi hỏi người làm phải có sức khỏe tốt.

Video người dân đi "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" kiếm nửa triệu đồng từ việc cấy lúa thuê.

Những ngày giáp Tết Nguyên đán, khắp các cánh đồng lúa ở huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành (Nghệ An) đều nhộn nhịp cảnh người nông dân làm đồng, cấy lúa. Đây là thời gian cao điểm cấy lúa vụ Xuân ở tỉnh Nghệ An.

Những ngày giáp Tết Nguyên đán, khắp các cánh đồng lúa ở huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành (Nghệ An) đều nhộn nhịp cảnh người nông dân làm đồng, cấy lúa. Đây là thời gian cao điểm cấy lúa vụ Xuân ở tỉnh Nghệ An.

Theo người dân, khoảng thời gian cấy lúa vụ Xuân chỉ kéo dài từ 2-3 tuần. Trong khi đó nhiều hộ gia đình neo người buộc phải thuê thợ về cấy cho kịp thời gian lúa phát triển.

Theo người dân, khoảng thời gian cấy lúa vụ Xuân chỉ kéo dài từ 2-3 tuần. Trong khi đó nhiều hộ gia đình neo người buộc phải thuê thợ về cấy cho kịp thời gian lúa phát triển.

“Cấy lúa vụ Xuân diễn ra khá nhanh, cả làng cả xã họ cấy nên mình phải cấy theo. Vì mạ (lúa non) đã tốt, nếu mình không cấy thì không kịp cho lúa phát triển. Gia đình tôi làm 6 sào, nhà chỉ có 2 vợ chồng nên phải thuê thợ về cấy”, ông Trần Văn Luân (trú xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An) nói.

“Cấy lúa vụ Xuân diễn ra khá nhanh, cả làng cả xã họ cấy nên mình phải cấy theo. Vì mạ (lúa non) đã tốt, nếu mình không cấy thì không kịp cho lúa phát triển. Gia đình tôi làm 6 sào, nhà chỉ có 2 vợ chồng nên phải thuê thợ về cấy”, ông Trần Văn Luân (trú xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An) nói.

Cứ đến mùa vụ, sau khi hoàn tất việc đồng ruộng của gia đình, chị Nguyễn Thị Oanh (trú xã Quỳnh Giang, Quỳnh Lưu, Nghệ An) lại cùng các “đồng đội” đi khắp các cánh đồng trong và ngoài huyện để nhận cấy thuê.

Cứ đến mùa vụ, sau khi hoàn tất việc đồng ruộng của gia đình, chị Nguyễn Thị Oanh (trú xã Quỳnh Giang, Quỳnh Lưu, Nghệ An) lại cùng các “đồng đội” đi khắp các cánh đồng trong và ngoài huyện để nhận cấy thuê.

Để tiện liên lạc và di chuyển, chị Oanh tham gia vào các hội nhóm. Mỗi khi có người thuê, nhóm của chị Oanh sẽ sắp xếp lịch, thỏa thuận giá cả, hình thức làm rồi nhận việc.

Để tiện liên lạc và di chuyển, chị Oanh tham gia vào các hội nhóm. Mỗi khi có người thuê, nhóm của chị Oanh sẽ sắp xếp lịch, thỏa thuận giá cả, hình thức làm rồi nhận việc.

Trung bình, nếu nhận cấy theo ngày công người thợ sẽ được trả từ 300-400 nghìn đồng. Nếu nhận khoán ruộng, người thợ có thể được trả từ 400-500 nghìn đồng. Tuy nhiên, việc nhận khoán đòi hỏi người thợ cấy phải làm nhiều và công việc vất vả hơn.

Trung bình, nếu nhận cấy theo ngày công người thợ sẽ được trả từ 300-400 nghìn đồng. Nếu nhận khoán ruộng, người thợ có thể được trả từ 400-500 nghìn đồng. Tuy nhiên, việc nhận khoán đòi hỏi người thợ cấy phải làm nhiều và công việc vất vả hơn.

Chị Trần Thị Thương (trú xã Quỳnh Giang, Quỳnh Lưu, Nghệ An) cho hay, ai cũng có thể đi cấy lúa thuê vì không đòi hỏi kỹ thuật hay sự khéo léo. Tuy nhiên điều cần thiết nhất chính là sức khỏe tốt. “Việc cấy không nặng nhọc nhưng mình phải cúi rồi lội ruộng bùn cả ngày nên rất mỏi gối và đau lưng. Có hôm cấy về đau trệt cả lưng không muốn ăn uống gì nữa”, chị Thương nói.

Chị Trần Thị Thương (trú xã Quỳnh Giang, Quỳnh Lưu, Nghệ An) cho hay, ai cũng có thể đi cấy lúa thuê vì không đòi hỏi kỹ thuật hay sự khéo léo. Tuy nhiên điều cần thiết nhất chính là sức khỏe tốt. “Việc cấy không nặng nhọc nhưng mình phải cúi rồi lội ruộng bùn cả ngày nên rất mỏi gối và đau lưng. Có hôm cấy về đau trệt cả lưng không muốn ăn uống gì nữa”, chị Thương nói.

Thông thường mạ (lúa non) được chủ gieo ngay tại ruộng để người thợ có thể tiện lấy. Nếu ở xa, người chủ sẽ nhổ mạ, buộc thành từng bó rồi đưa đến ruộng cho người thợ cấy.

Thông thường mạ (lúa non) được chủ gieo ngay tại ruộng để người thợ có thể tiện lấy. Nếu ở xa, người chủ sẽ nhổ mạ, buộc thành từng bó rồi đưa đến ruộng cho người thợ cấy.

Để thuận tiện, những người thợ sẽ đặt mạ trên tấm xốp rồi dùng dây kéo đến các vị trí trên ruộng để cấy.

Để thuận tiện, những người thợ sẽ đặt mạ trên tấm xốp rồi dùng dây kéo đến các vị trí trên ruộng để cấy.

Người thợ một tay cầm bó mạ, 1 tay thoăn thoắt tách từng cây lúa rồi găm sâu xuống lớp bùn đất.

Người thợ một tay cầm bó mạ, 1 tay thoăn thoắt tách từng cây lúa rồi găm sâu xuống lớp bùn đất.

Cấy phải cúi nhiều mệt, thỉnh thoảng người thợ phải đứng thẳng dậy hít thở không khí rồi tiếp tục cấy lúa.

Cấy phải cúi nhiều mệt, thỉnh thoảng người thợ phải đứng thẳng dậy hít thở không khí rồi tiếp tục cấy lúa.

Những cây lúa được người thợ cấy không quá dày cũng không quá thưa để khi lớn lên, cây lúa có đủ không gian phát triển tốt.

Những cây lúa được người thợ cấy không quá dày cũng không quá thưa để khi lớn lên, cây lúa có đủ không gian phát triển tốt.

"Tuy mỏi gối, đau lưng nhưng cũng có thêm thu nhập. Mỗi vụ mình cấy được hơn 10 ngày nhận về khoảng 4-5 triệu đồng góp vào tiền để ăn tết", chị Trần Thị Lan (trú xã Quỳnh Giang, Quỳnh Lưu, Nghệ An) nói.

"Tuy mỏi gối, đau lưng nhưng cũng có thêm thu nhập. Mỗi vụ mình cấy được hơn 10 ngày nhận về khoảng 4-5 triệu đồng góp vào tiền để ăn tết", chị Trần Thị Lan (trú xã Quỳnh Giang, Quỳnh Lưu, Nghệ An) nói.

Ngọc Tú

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nguoi-nong-dan-ban-mat-cho-dat-ban-lung-cho-troi-kiem-nua-trieu-dong-ngay-giap-tet-post1708761.tpo
Zalo