Người Hà Nội bắc bếp củi luộc bánh chưng trên hè phố

Những ngày cuối cùng của năm 2024, nhiều người dân ở Hà Nội lại quây quần cùng nhau bắc bếp củi giữa đêm tối để luộc bánh chưng ngay trên hè phố. Tết đã đến thật gần...

Gói bánh chưng đã trở thành một thói quen, tục lệ lâu đời của người dân dân mỗi dịp Tết về. Vài năm trở lại đây, người Hà Nội có xu hướng tự gói và luộc bánh chưng thay vì đi mua sẵn ngoài hàng. Chính vì vậy, những ngày cuối năm không khó để bắt gặp hình ảnh những nồi bánh chưng với ngọn lửa rực hồng trên hè phố.

Gói bánh chưng đã trở thành một thói quen, tục lệ lâu đời của người dân dân mỗi dịp Tết về. Vài năm trở lại đây, người Hà Nội có xu hướng tự gói và luộc bánh chưng thay vì đi mua sẵn ngoài hàng. Chính vì vậy, những ngày cuối năm không khó để bắt gặp hình ảnh những nồi bánh chưng với ngọn lửa rực hồng trên hè phố.

Dạo một vòng khu phố cổ, dễ dàng bắt gặp những chiếc nồi cỡ đại dùng để luộc bánh chưng.

Dạo một vòng khu phố cổ, dễ dàng bắt gặp những chiếc nồi cỡ đại dùng để luộc bánh chưng.

Hình ảnh người dân bên nồi bánh chưng đang đỏ lửa, nghi ngút khói trong con ngõ hay trên vỉa hè gần nhà mang đậm phong vị Tết xưa.

Hình ảnh người dân bên nồi bánh chưng đang đỏ lửa, nghi ngút khói trong con ngõ hay trên vỉa hè gần nhà mang đậm phong vị Tết xưa.

Thông thường, vài ba gia đình sẽ cùng “góp gạo chung” để có một nồi bánh chưng ăn Tết. Với những nguyên liệu quen thuộc như gạo, đỗ xanh, thịt lợn, một chiếc bánh chưng vuông vắn được ra đời dưới bàn tay khéo léo của người gói.

Thông thường, vài ba gia đình sẽ cùng “góp gạo chung” để có một nồi bánh chưng ăn Tết. Với những nguyên liệu quen thuộc như gạo, đỗ xanh, thịt lợn, một chiếc bánh chưng vuông vắn được ra đời dưới bàn tay khéo léo của người gói.

Ông Phú (70 tuổi, Nam từ Liêm, Hà Nội) cho biết, bánh chưng là nét văn hóa truyền thống. Cứ thấy nồi bánh chưng là thấy Tết, năm nào ông cũng gói thật nhiều bánh, vừa để ăn vừa để biếu bà con, bạn bè thân thiết. Ông cho rằng, cần phải giữ những nét tinh hoa mà cha ông để lại.

Ông Phú (70 tuổi, Nam từ Liêm, Hà Nội) cho biết, bánh chưng là nét văn hóa truyền thống. Cứ thấy nồi bánh chưng là thấy Tết, năm nào ông cũng gói thật nhiều bánh, vừa để ăn vừa để biếu bà con, bạn bè thân thiết. Ông cho rằng, cần phải giữ những nét tinh hoa mà cha ông để lại.

Bánh chưng phải nấu liên tục trong 12 tiếng mới có thể vớt ra, chưa kể phải cấp nước, cấp củi liên tục để bánh chín đều. Các gia đình phải cử người thay nhau canh nồi bánh chưng.

Bánh chưng phải nấu liên tục trong 12 tiếng mới có thể vớt ra, chưa kể phải cấp nước, cấp củi liên tục để bánh chín đều. Các gia đình phải cử người thay nhau canh nồi bánh chưng.

Việc tự gói bánh, trông bếp chờ bánh chín, vớt những chiếc bánh ra và dâng lên bàn thờ tổ tiên ngày Tết là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt.

Việc tự gói bánh, trông bếp chờ bánh chín, vớt những chiếc bánh ra và dâng lên bàn thờ tổ tiên ngày Tết là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt.

Người già, trẻ nhỏ quây quần luộc bánh chưng trên vỉa hè Hà Nội.

Người già, trẻ nhỏ quây quần luộc bánh chưng trên vỉa hè Hà Nội.

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nguoi-ha-noi-bac-bep-cui-luoc-banh-chung-tren-he-pho-169250126001702661.htm
Zalo