Ngôi làng dưới chân Cột cờ Lũng Cú thoát nghèo nhờ biết làm du lịch cộng đồng

Thôn Lô Lô Chải (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang) vốn là một ngôi làng nhỏ của đồng bào Lô Lô, từ bao đời nay sống nhờ vào nương rẫy, bị bao bọc bởi đói nghèo, lạc hậu. Tuy nhiên, kể từ khi biết tận dụng thế mạnh của vị trí địa lý cũng như bản sắc văn hóa độc đáo để làm du lịch cộng đồng, xây dựng homestay, mở các loại hình dịch vụ đón, phục vụ du khách đến Cột cờ Lũng Cú tham quan, đời sống của bà con đã dần dần thoát nghèo.

 Bà con ở thôn Lô Lô Chải (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang) - ngôi làng dưới chân Cột cờ Lũng Cú - thoát nghèo nhờ biết làm du lịch cộng đồng.

Bà con ở thôn Lô Lô Chải (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang) - ngôi làng dưới chân Cột cờ Lũng Cú - thoát nghèo nhờ biết làm du lịch cộng đồng.

Thôn Lô Lô Chải (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang) là một ngôi làng nghèo dưới chân Cột cờ Quốc gia Lũng Cú. Nơi đây, có hơn 100 hộ dân, chủ yếu là người dân tộc Lô Lô.

Thôn Lô Lô Chải (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang) là một ngôi làng nghèo dưới chân Cột cờ Quốc gia Lũng Cú. Nơi đây, có hơn 100 hộ dân, chủ yếu là người dân tộc Lô Lô.

Do nằm ở điểm cực Bắc của đất nước, núi non hiểm trở, đường sá khó khăn, nên từ bao đời nay, bà con thôn Lô Lô Chải dường như sống biệt lập. Dù rất cần cù chịu khó làm nông nghiệp, vất vả với cây ngô, cây lúa, chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng bà con mãi vẫn chẳng đủ ăn, sống trong đói nghèo, bệnh tật và lạc hậu.

Do nằm ở điểm cực Bắc của đất nước, núi non hiểm trở, đường sá khó khăn, nên từ bao đời nay, bà con thôn Lô Lô Chải dường như sống biệt lập. Dù rất cần cù chịu khó làm nông nghiệp, vất vả với cây ngô, cây lúa, chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng bà con mãi vẫn chẳng đủ ăn, sống trong đói nghèo, bệnh tật và lạc hậu.

Cho đến năm 2009, ông Sình Dỉ Gai, Trưởng thôn Lô Lô Chải (bên trái), được tỉnh Hà Giang mời đi tham quan, học tập kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng ở Sa Pa (Lào Cai). “Đến nơi, tôi thấy rất bất ngờ khi chứng kiến những vị khách nước ngoài cùng ăn cơm, nói chuyện và nghỉ ngơi ở nhà người dân. Hôm sau, khi khách dời đi, họ gửi lại tiền cho chủ nhà”, ông Gai chia sẻ.

Cho đến năm 2009, ông Sình Dỉ Gai, Trưởng thôn Lô Lô Chải (bên trái), được tỉnh Hà Giang mời đi tham quan, học tập kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng ở Sa Pa (Lào Cai). “Đến nơi, tôi thấy rất bất ngờ khi chứng kiến những vị khách nước ngoài cùng ăn cơm, nói chuyện và nghỉ ngơi ở nhà người dân. Hôm sau, khi khách dời đi, họ gửi lại tiền cho chủ nhà”, ông Gai chia sẻ.

Ông Gai lúc đó phấn khởi nghĩ rằng sẽ học tập theo cách làm du lịch này vì vừa gìn giữ được bản sắc dân tộc, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường lại có được nguồn thu nhập ổn định, cao hơn trồng lúa, trồng ngô rất nhiều lần. Do đó, năm 2011, ông Gai tiên phong làm du lịch cộng đồng bằng việc vay vốn xây dựng mô hình homestay đầu tiên với quy mô nhỏ, chỉ có 1 phòng, đủ cho 6 khách lưu trú.

Ông Gai lúc đó phấn khởi nghĩ rằng sẽ học tập theo cách làm du lịch này vì vừa gìn giữ được bản sắc dân tộc, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường lại có được nguồn thu nhập ổn định, cao hơn trồng lúa, trồng ngô rất nhiều lần. Do đó, năm 2011, ông Gai tiên phong làm du lịch cộng đồng bằng việc vay vốn xây dựng mô hình homestay đầu tiên với quy mô nhỏ, chỉ có 1 phòng, đủ cho 6 khách lưu trú.

Khi thấy bước đầu có hiệu quả, ông Gai tiếp tục vận động bà con trong thôn làm theo. Khó khăn nhất là việc vận động bà con thống nhất di chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi làng, đưa chuồng trại, kho lương thực ra khỏi nhà, việc đồng áng, nương rẫy, chăn nuôi tách biệt. Bà con góp công góp sức, chung tay chỉnh trang đường làng ngõ xóm, tạo không gian sống mới thơm sạch, an toàn, thoải mái cho khách lưu trú.

Khi thấy bước đầu có hiệu quả, ông Gai tiếp tục vận động bà con trong thôn làm theo. Khó khăn nhất là việc vận động bà con thống nhất di chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi làng, đưa chuồng trại, kho lương thực ra khỏi nhà, việc đồng áng, nương rẫy, chăn nuôi tách biệt. Bà con góp công góp sức, chung tay chỉnh trang đường làng ngõ xóm, tạo không gian sống mới thơm sạch, an toàn, thoải mái cho khách lưu trú.

Nhờ vậy, lượng khách đến Cột cờ Lũng Cú và điểm cực Bắc (là mỏm đá nhô ra bên bờ sông Nho Quế, thuộc địa giới thôn Séo Lủng, xã Lũng Cú) check-in ngày càng một đông.

Lượng khách lưu trú lại ngày càng ổn định, bà con bắt đầu tìm hiểu thông tin về nguồn vốn vay ưu đãi, rồi vay mượn để đầu tư xây dựng homestay và các loại hình dịch vụ ăn uống phục vụ du khách.

Lượng khách lưu trú lại ngày càng ổn định, bà con bắt đầu tìm hiểu thông tin về nguồn vốn vay ưu đãi, rồi vay mượn để đầu tư xây dựng homestay và các loại hình dịch vụ ăn uống phục vụ du khách.

Không chỉ tạo điều kiện cho bà con vay vốn, cấp ủy, chính quyền địa phương cũng đẩy mạnh các hoạt động phục dựng, quảng bá, giới thiệu những lễ hội truyền thống, tạo sự phong phú, đa dạng trong các sản phẩm du lịch cộng đồng ở Lô Lô Chải. Bà con được tập huấn, hướng dẫn chi tiết về cách phục vụ, mô hình kinh doanh dịch vụ du lịch.

Không chỉ tạo điều kiện cho bà con vay vốn, cấp ủy, chính quyền địa phương cũng đẩy mạnh các hoạt động phục dựng, quảng bá, giới thiệu những lễ hội truyền thống, tạo sự phong phú, đa dạng trong các sản phẩm du lịch cộng đồng ở Lô Lô Chải. Bà con được tập huấn, hướng dẫn chi tiết về cách phục vụ, mô hình kinh doanh dịch vụ du lịch.

Các căn homestay đều được bố trí theo phong cách truyền thống, hệ thống bàn uống nước, không gian sinh hoạt chung rộng rãi. Các hiện vật cổ của người Lô Lô cũng được trưng bày trong các gian phòng, tạo nên sự gần gũi và thân thiện.

Đến nay, ngôi làng đã có 58/118 hộ làm homestay, không ít nhà có 2-3 cơ sở, cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, từ lưu trú tới ẩm thực, giải trí, chăm sóc sức khỏe. Mức thu nhập bình quân của mỗi hộ dân từ dịch vụ du lịch đạt 50 - 70 triệu đồng/năm, có những hộ đạt tới 200 triệu đồng/năm.

Đến nay, ngôi làng đã có 58/118 hộ làm homestay, không ít nhà có 2-3 cơ sở, cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, từ lưu trú tới ẩm thực, giải trí, chăm sóc sức khỏe. Mức thu nhập bình quân của mỗi hộ dân từ dịch vụ du lịch đạt 50 - 70 triệu đồng/năm, có những hộ đạt tới 200 triệu đồng/năm.

Các sản phẩm khác từ nông nghiệp tại Lô Lô Chải cũng được bà con cung cấp, phục vụ khách du lịch. Điều này đảm bảo lợi ích cho cả cộng đồng, du khách lại có thêm những trải nghiệm độc đáo.

Các sản phẩm khác từ nông nghiệp tại Lô Lô Chải cũng được bà con cung cấp, phục vụ khách du lịch. Điều này đảm bảo lợi ích cho cả cộng đồng, du khách lại có thêm những trải nghiệm độc đáo.

Cả thôn Lô Lô Chải đều làm du lịch chuyên nghiệp, nhà nào, hộ nào cũng giàu lên trông thấy nhờ tham gia "ngành công nghiệp không khói". Từ 62 hộ nghèo, 36 hộ cận nghèo vào năm 2010, đến nay cả thôn chỉ còn 16 hộ nghèo và 22 hộ nghèo trên tổng số 118 hộ gia đình.

Cả thôn Lô Lô Chải đều làm du lịch chuyên nghiệp, nhà nào, hộ nào cũng giàu lên trông thấy nhờ tham gia "ngành công nghiệp không khói". Từ 62 hộ nghèo, 36 hộ cận nghèo vào năm 2010, đến nay cả thôn chỉ còn 16 hộ nghèo và 22 hộ nghèo trên tổng số 118 hộ gia đình.

Năm 2023, làng văn hóa du lịch cộng đồng Lô Lô Chải đón trên 57.000 lượt khách, doanh thu trên 2,1 tỷ đồng. Những quy ước, hương ước trong thôn về nâng cao nhận thức của người dân bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống, bài trừ hủ tục, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm phục vụ du khách được quán triệt thường xuyên.

Năm 2023, làng văn hóa du lịch cộng đồng Lô Lô Chải đón trên 57.000 lượt khách, doanh thu trên 2,1 tỷ đồng. Những quy ước, hương ước trong thôn về nâng cao nhận thức của người dân bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống, bài trừ hủ tục, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm phục vụ du khách được quán triệt thường xuyên.

Hơn 1 thập kỷ chuyển đổi phương thức làm kinh tế, từ việc làm nông nghiệp đơn thuần, làm bạn với cây ngô, cây lúa quanh năm, giờ đây, bà con thôn Lô Lô Chải đã có cuộc sống mới, ấm no, khấm khá hơn nhờ được tiếp cận thông tin, biết cách khai thác vị trí địa lý đặc biệt nơi đây để làm du lịch cộng đồng đúng hướng.

Hơn 1 thập kỷ chuyển đổi phương thức làm kinh tế, từ việc làm nông nghiệp đơn thuần, làm bạn với cây ngô, cây lúa quanh năm, giờ đây, bà con thôn Lô Lô Chải đã có cuộc sống mới, ấm no, khấm khá hơn nhờ được tiếp cận thông tin, biết cách khai thác vị trí địa lý đặc biệt nơi đây để làm du lịch cộng đồng đúng hướng.

Trường Hùng

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/ngoi-lang-duoi-chan-cot-co-lung-cu-thoat-ngheo-nho-biet-lam-du-lich-cong-dong-20250428214426788.htm
Zalo