Ngôi đình làng trên bản vùng cao

u xuân Ất Tỵ, chúng tôi tắt đường liên xã qua rừng quốc gia Đồng Sơn - Kỳ Thượng, vùng núi của thành phố Hạ Long đến xã Lương Minh vùng cao, dân tộc của huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) trẩy hội đình Đồng Chức. Một ngôi đình đậm đà nét văn hóa đình làng ở miền xuôi, trên bản vùng cao của người thiểu số.

Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Ba Chẽ đến dự tặng hoa chúc mừng Lễ hội.

Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Ba Chẽ đến dự tặng hoa chúc mừng Lễ hội.

Tiết tháng Giêng Ất Tỵ mưa xuân răng răng, trên cao nhìn xuống không gian Lễ hội dưới thung lũng rừng thượng nguồn sông Ba Chẽ ánh màu trắng đục. Sắc cờ Tổ quốc, cờ thần, cờ phướn và dòng người thập phương tấp nập đổ về Lễ hội như bồng bềnh trong áng mây nơi tiên cảnh.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lương Minh Bàn Văn Ba gióng trống khai hội.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lương Minh Bàn Văn Ba gióng trống khai hội.

Lễ hội đình Đồng Chức tổ chức đồng thời với Lễ hội Lồng Tồng; Lồng Tồng là tiếng dân tộc Tày, theo tiếng kinh gọi là lễ hội xuống đồng (lễ hội Tịch Điền). Lễ hội đình Đồng Chức diễn ra tại sân đình Đồng Chức, tên đồi Đình; lễ hội Lồng Tồng tổ chức tại cánh đồng Dội cùng ở thôn Xóm Mới. Xóm Mới là 1 trong số 11 thôn của xã Lương Minh, cách trung tâm huyện Ba Chẽ theo hướng Tây trên 45km.

Các xã giáp ranh gồm: Dương Hưu, Hữu Sản, Long Sơn, An Lạc thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang) đến dự tặng hoa chúc mừng.

Các xã giáp ranh gồm: Dương Hưu, Hữu Sản, Long Sơn, An Lạc thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang) đến dự tặng hoa chúc mừng.

Nhà văn Dương Hướng bảo, Lễ hội đình Đồng Chức và hội Lồng Tồng ở xã vùng cao của đồng bào dân tộc thiểu số này, có nét tương đồng với lễ hội đình làng dưới xuôi. Du khách tìm hiểu kỹ thì lễ hội đình Đồng Chức và hội Lồng Tồng ở xã Lương Minh, huyện Ba Chẽ y như lễ tịch điền và hội đình làng dưới xuôi.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lương Minh Bàn Văn Ba nêu, địa phương đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi, để sớm về đích đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu, tiến tới đạt chuẩn đô thị loại V.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lương Minh Bàn Văn Ba nêu, địa phương đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi, để sớm về đích đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu, tiến tới đạt chuẩn đô thị loại V.

Nghi lễ gồm tiền đạo cờ thần, đèn đuốc khai quang, tả chiêng - hữu trống, rước kiệu thần linh, thành hoàng bản cảnh, lễ vật tế thần, chấp kích bát bửu, bái yết thần linh. Chúc văn, văn tế, khoa lễ cáo yết thiên thần, nhân thần hiển thánh với lòng thành đội ơn công giày của các bậc tiên công mở đất. Tấu chương thần linh về công trạng mà cộng đồng hậu duệ các dân tộc địa phương đoàn kết vun đắp, mở mang thêm đụn vàng, đụn bạc điền trì mà tiền nhân để lại.

Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Đồng Tán Phạm Văn Vinh nêu, cơ quan chức năng quan tâm sớm xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh cho công trình đình Đồng Chức.

Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Đồng Tán Phạm Văn Vinh nêu, cơ quan chức năng quan tâm sớm xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh cho công trình đình Đồng Chức.

Lễ hội Lồng Tồng nghi thức rước Thần Nông, khoa lễ cầu thánh đế Thần Nông và các vị thần mây, thần mưa, thần sấm… phù hộ độ trì cho “quốc thái - dân an - vũ điều - phong thuận”. Ruộng nước cả để cày bừa trồng lúa, trồng ngô, rau màu tốt tươi; cây cối đâm chồi, nở hoa kết trái. Nương rẫy mùa nào thức ấy, cây rừng làm giàu cho dân. Nhà nông trồng cây ngắn ngày cũng tốt, dài ngày cũng tốt, mùa màng bội thu. Một năm mới an khang thịnh vượng, thóc đầy bồ, lợn gà đầy chuồng, bốn mùa bình an... Lễ còn cung thỉnh thần linh xua đuổi tà yêu ác khí, tiễu trừ quỷ dữ; không để quỷ dữ ám ảnh đời sống người dân lương thiện; quỷ dữ không gieo rắc mầm mống dịch bệnh làm hại trâu bò, lợn gà gia súc, phá hoại mùa màng... văn hóa tín ngưỡng dân gian mà ấm dạ người.

Chị Đặng Thị Múi, người Dao thôn Khe Nà bảo, Nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người thì dài khó nhớ. Mình chỉ mong xã khôi phục Lễ hội để cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân tộc thiểu số ở vùng cao hẻo lánh.

Chị Đặng Thị Múi, người Dao thôn Khe Nà bảo, Nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người thì dài khó nhớ. Mình chỉ mong xã khôi phục Lễ hội để cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân tộc thiểu số ở vùng cao hẻo lánh.

Lễ Lồng Tồng, xông đất khai điền với sá cày động thổ đầu năm, đánh thức đất đai, khai xuân vụ mới; khuyên bảo mọi người tình làng nghĩa xóm, giúp nhau canh tác, phát triển nghề nông, xuống giống đúng thời vụ, chăm lo nương rẫy, phát triển kinh tế rừng. Nghi thức khai điền cuốc hố tra hạt, xuống giống đầu năm, gương mặt mọi người tươi vui, ai cũng như mở cờ trong bụng. Lễ Lồng Tồng xã Minh Lương trong sắc xuân, mưa xuân nặng hạt như trời rắc lộc xuống đất rừng, đồng ruộng… điềm lành đầu xuân Ất Tỵ đắc tài - sai lộc.

Chị Triệu Thị Tư, người Dao ở thôn Đồng Tán bảo, mình quanh năm làm lụng ruộng đồng, nương rẫy nay mới có dịp trang điểm, mặc áo mới đi hội thì vui lắm.

Chị Triệu Thị Tư, người Dao ở thôn Đồng Tán bảo, mình quanh năm làm lụng ruộng đồng, nương rẫy nay mới có dịp trang điểm, mặc áo mới đi hội thì vui lắm.

Lễ hội đình Đồng Chức và hội Lồng Tồng xã Lương Minh, lễ kết hợp với hội gồm thi cấy, thi nhà nông khéo tay chế biến nông sản thực phẩm; trình diễn các món ăn đầu vị mâm cỗ ngày Tết lễ cổ truyền của người dân tộc vùng cao, như giã bánh dầy, gói bánh tày, bánh coóc mò…; và tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như đẩy gậy, kéo co, bịt mắt bắt vịt. Các hoạt động văn hóa hòa quyện lễ và hội, lại thêm các hoạt động thương mại phiên chợ vùng cao… thôn bản tưng bừng đông vui, nét văn hóa trong khu dân cư.

Chị Mùa Thị Công, dân tộc H’ Mông, thôn Xóm Mới bảo, hội đình mới có dịp giao lưu, có thêm bạn tốt; năm qua năm mình lại mong đến hội lại về.

Chị Mùa Thị Công, dân tộc H’ Mông, thôn Xóm Mới bảo, hội đình mới có dịp giao lưu, có thêm bạn tốt; năm qua năm mình lại mong đến hội lại về.

Đình Đồng Chức ở địa thế đẹp, đất phong thủy. Từ trên cao nhìn xuống hồ Khe Lừa dung tích 0,74 triệu m3 nước, ở thượng nguồn dòng sông Ba Chẽ nom như miệng rồng. Sông Ba Chẽ uốn lượn trong vòm xanh lá rừng, dài trên 80km như thân rồng, thì đình Đồng Chức trên ngọn đồi Đình hình viên ngọc, mà thiên nhiên vượt thổ trên cánh đồng Dội thì nom như rồng phun châu, nhả ngọc.

Đình Đồng Chức dài 30m, rộng 15m, diện tích xây dựng cả khuôn viên 6.000m2.

Đình Đồng Chức dài 30m, rộng 15m, diện tích xây dựng cả khuôn viên 6.000m2.

Thần tích đình Đồng Chức, là một di tích lịch sử gắn liền với trầm tích khẩn khai điền địa ở bốn xã thượng sơn, của huyện miền núi Ba Chẽ. Là mái nhà chung nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc miền núi và nền văn minh lúa nước Việt Nam. Hội đình được mở vào tháng Giêng âm lịch hàng năm; không chỉ thu hút đông đảo người dân ở Ba Chẽ, mà còn cuốn theo trai làng, gái bản trong vùng, người cùng thần phả, người dân các xã lân cận như: Dương Hưu, Hữu Sản, Long Sơn, An Lạc thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang); xã Lâm Ca, Bắc Lãng huyện Đình Lập; xã Gia Cát huyện Lộc Bình cùng ở (Lạng Sơn); và các xã Đồng Sơn và Kỳ Thường của thành phố Hạ Long cùng trải hội, dâng hương lễ thần, cầu an đầu xuân.

Không gian Lễ hội trong sắc xuân, mưa xuân thấm mát núi rừng, điềm lành một năm vũ điều phong thuận.

Không gian Lễ hội trong sắc xuân, mưa xuân thấm mát núi rừng, điềm lành một năm vũ điều phong thuận.

Truyền tục đình Đồng Chức xây dựng vào thời Hậu Lê, kiến trúc theo kiểu đình làng dưới xuôi. Công trình xây dựng hình chữ Đinh, 5 gian 2 trái, mái bít đốc; hậu cung thờ thành hoàng, bản cảnh, nhân thần hiển thánh; chính điện là nơi hội họp việc hương, việc làng. Nay công trình cũ do thiên tai, địch họa, những biến cố trong lịch sử. Năm 2019, di tích được trùng tu, ngôi đình được xây mới theo quy hoạch kiến trúc cổ; tuy bằng vật liệu mới xong vẫn giữ hình dáng ngôi làng cổ ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Ngôi đình dài 30m, rộng 15m, diện tích xây dựng cả khuôn viên là 6.000m2. Nội thất, lễ khí thờ cúng, lễ tự cũng giống văn hóa tôn giáo dưới xuôi. Nghệ sỹ Vùng mỏ Bàn Thị Đào người Dao, xã Đồng Lâm bảo, thời phong kiến các cụ đã luân chuyển công tác, quan người kinh lên đây dẫn dắt người thiểu số đoàn kết khẩn khai điền địa.

Nguyên Chủ tịch UBND xã Lương Mông Vi Văn Chiến cho biết, đình Đồng Chức được lập nên để thờ Tĩnh Mục Hiển Minh Chiêu Ứng Đại vương Phạm Tôn Thần (Tiện điền nguyên súy Đại tướng quân Phạm Ngũ Lão) và phối thờ các vị thành hoàng làng. Theo thư tịch cổ lưu trữ tại Viện Hán Nôm Việt Nam, thời nhà Nguyễn, các vua xét công Triều trước đã ban tặng 3 sắc phong, gồm 1 đạo sắc phong năm Tự Đức thứ 33 (1880); 2 đạo sắc phong năm Đồng Khánh thứ II (1887) cho đình Đồng Chức.

Trong cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Lương Mông (cũ), đình Đồng Chức giai đoạn năm 1948-1950 được Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Hải Ninh sử dụng làm kho quân lương, để xây dựng căn cứ địa chống Pháp tại Khe Lao; góp phần vào chiến thắng, chiến dịch đường số 4 lịch sử.

Xã Lương Minh là xã mới được hợp nhất 2 xã là Lương Mông và Minh Cầm trên cơ sở thực hiện Đề án sáp nhập của huyện Ba Chẽ, theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị… Xã Lương Minh đơn vị hành chính xã mới diện tích đất tự nhiên 98,3km2, dân số 2.310 người, 11 thôn bản, dân tộc Tày chiếm 48%, dân tộc dao chiếm 46%. Xã Lương Minh tiếp tục thực hiện Đề án phát triển du lịch huyện Ba Chẽ giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 11-NQ/TU của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; Nghị quyết số 17-NQ/TU về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lương Minh Bàn Văn Ba phấn khởi trong không khí ngày hội, tiết xuân thì vui vẻ cho biết: địa phương khôi phục và phát triển giá trị văn hóa truyền thống ngàn xưa của di tích đình Đồng Chức, lễ Lồng Tồng và di tích Khu căn cứ kháng chiến chống thực dân tại địa phương… nhằm xây dựng điểm du lịch, sản phẩm du lịch đặc sắc theo mục tiêu phát triển du lịch lễ hội, du lịch sinh thái tiềm năng của địa phương.

Xuân Ất Tỵ năm 2025, Lương Minh vững bước trong hành trình phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi, quyết tâm về đích đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu, tiến tới đạt chuẩn đô thị loại V.

Một số hình ảnh Lễ hội đình Đồng Chức và lễ hội Lồng Tồng xã Lương Minh:

Lễ dâng hương, tế thần, cáo yết thành hoàng, bản thổ.

Nghi lễ rước long ngai bài vị thành hoàng, bản cảnh.

Rước lễ vật tế thần, văn hóa uống nước nhớ nguồn lễ tạ thần linh, thành hoàng, doanh điền tiên công mở đất.

Tiết mục múa Sư tử mặt mèo, chương trình góp vui với Lễ hội của xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Tiết mục múa tiếng chuông trên bản người Dao, của cộng đồng người Dao xã Minh Lương.

Du khách cùng người dân địa phương múa hát tập thể, vui nhộn, hơi thở đời sống văn hóa mới ở vùng cao.

Thi bịt mắt bắt vịt.

Thi kéo co.

Trình diễn gói bánh Tày, bánh Coóc mò.

Trình diễn giã bánh dầy.

Lễ Lồng Tồng, xông đất khai điền với sá cày động thổ đầu năm, đánh thức đất đai, khai xuân vụ mới.

Nghi thức khai điền cuốc hố tra hạt, xuống giống đầu năm.

Hội thi cấy lúa.

Các hoạt động văn hóa hòa quyện lễ và hội, lại thêm các hoạt động giao thương phiên chợ vùng cao, lễ hội đình Đồng Chức thêm sôi động.

Lễ hội còn là dịp các nhà đầu tư niêm yết công khai, quảng bá rộng rãi quy hoạch thiết kế các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Vũ Phong Cầm

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/ngoi-dinh-lang-tren-ban-vung-cao-395011.html
Zalo