Ngôi chùa cổ nhất Hà Nội tọa lạc trên đảo nào giữa Hồ Tây?
Với tuổi đời hơn 1.500 năm, đây được coi là ngôi chùa cổ nhất còn tồn tại giữa lòng Thủ đô.
1. Ngôi chùa cổ nhất Hà Nội tọa lạc trên đảo nào giữa hồ Tây?

A. Đảo Kim Liên
0%
B. Đảo Kim Ngưu
0%
C. Đảo Trấn Quốc
0%
Chính xác
Đảo Kim Ngưu (còn được gọi là bán đảo Kim Ngưu) là một dải đất nhô ra ở phía Đông Nam Hồ Tây, nơi chùa Trấn Quốc tọa lạc. Ngày nay, đảo được nối với bờ qua một cây cầu nhỏ dẫn từ đường Thanh Niên vào.
Tên gọi “Kim Ngưu” nghĩa là “trâu vàng” – gắn liền với nhiều truyền thuyết dân gian và ý nghĩa phong thủy. Trên đảo Kim Ngưu là chùa Trấn Quốc, ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất ở Hà Nội (hơn 1.500 năm).
Chùa Trấn Quốc không chỉ là trung tâm Phật giáo lớn thời xưa, mà còn là biểu tượng tinh thần của Thăng Long – Hà Nội. Nơi đây là chốn tu hành của nhiều vị cao tăng, được vua chúa nhiều triều đại phong kiến lui tới cúng lễ.
Ngày nay, chùa là một trong những điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước khi đến Hà Nội.
Ảnh: Chùa Trấn Quốc trên đảo Kim Ngưu giữa Hồ Tây (Nguồn: Hoàng Hà - Phạm Hải)
2. Đảo có diện tích hơn 6.000m2 trong công viên Thống Nhất có tên gọi là gì?

A. Đảo Hòa Bình
0%
B. Đảo Giải Phóng
0%
C. Đảo Thống Nhất
0%
Chính xác
Nằm trong khuôn viên công viên Thống Nhất, đảo Thống Nhất có diện tích hơn 6.000m2, nổi bật với hàng cây xanh, vườn hoa bốn mùa và tác phẩm điêu khắc “Bác Hồ - Bác Tôn” mang tính biểu tượng.
Năm 2010, tượng đài này do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM gửi tặng nhân dân Thủ đô nhân dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Ảnh: Đảo Thống Nhất trong khuôn viên công viên cùng tên (Nguồn: Traveloka)
3. Đền Ngọc Sơn nằm trên đảo nào của hồ Hoàn Kiếm?

A. Đảo Ngọc
0%
B. Đảo Rùa
0%
C. Đảo Gươm
0%
Chính xác
Theo Sở Du lịch Hà Nội, bên cạnh gò đất có tháp Rùa nổi tiếng thì hồ Hoàn Kiếm còn có đảo Ngọc, nằm ở phía bắc của hồ, được nối với đất liền bởi cầu Thê Húc.
Đảo Ngọc từng là nơi chúa Trịnh Giang cho xây cung Khánh Thụy làm nơi yến ẩm, vui chơi ngày hè. Để làm đẹp thêm quang cảnh, chúa cho còn đắp hai gò núi Đào Tài và Ngọc Bội ở bên bờ phía đông.
Năm 1786, khi họ Trịnh suy vong, vua Lê Chiêu Thống đã cho đốt trụi phủ chúa và cung Khánh Thụy.
Đầu thế kỷ 19, một ngôi chùa được dựng trên nền cung điện cũ ở đảo Ngọc, nên gọi là Ngọc Sơn tự, ngày nay là đền Ngọc Sơn, thờ thần Văn Xương và Đức thánh Trần Hưng Đạo.
Do đó, đảo Ngọc không chỉ là danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn là một di tích lịch sử quan trọng. Xung quanh đền bao gồm nhiều kiến trúc cổ kính, mang ý nghĩa văn hóa lâu đời như tháp Bút, đài Nghiên, đình Trấn Ba.
Ảnh: Đảo Ngọc ở hồ Hoàn Kiếm (Nguồn: Tripadvisor)