Nghiên cứu xây dựng khu công viên Hà Nội - Huế - Sài Gòn ở hồ nước ma mị Thủy Tiên

Khu công viên mang tên 'Hà Nội - Huế - Sài Gòn' sẽ được chính quyền TP. Huế nghiên cứu xây dựng tại vùng đồi Thiên An và hồ Thủy Tiên thuộc xã Thủy Bằng (Huế) - hồ nước ma mị nổi tiếng thế giới.

Ngắm công viên hồ Thủy Tiên, đồi Thiên An (TP. Huế) - nơi sẽ trở thành công viên “Hà Nội - Huế - Sài Gòn”. VIDEO: Ngọc Văn

Theo thông tin từ UBND TP. Huế, địa phương này đang nghiên cứu phương án xây dựng khu công viên mang tên “Hà Nội - Huế - Sài Gòn”, theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Theo thông tin từ UBND TP. Huế, địa phương này đang nghiên cứu phương án xây dựng khu công viên mang tên “Hà Nội - Huế - Sài Gòn”, theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Địa điểm xây dựng công viên Hà Nội - Huế - Sài Gòn thuộc vùng đồi Thiên An và hồ Thủy Tiên, xã Thủy Bằng, TP. Huế.

Địa điểm xây dựng công viên Hà Nội - Huế - Sài Gòn thuộc vùng đồi Thiên An và hồ Thủy Tiên, xã Thủy Bằng, TP. Huế.

Theo UBND TP. Huế, toàn bộ không gian đồi Thiên An và hồ Thủy Tiên có diện tích lên đến hơn 60 ha. Nơi đây được đầu tư cải tạo, chỉnh trang theo từng giai đoạn và khu vực.

Theo UBND TP. Huế, toàn bộ không gian đồi Thiên An và hồ Thủy Tiên có diện tích lên đến hơn 60 ha. Nơi đây được đầu tư cải tạo, chỉnh trang theo từng giai đoạn và khu vực.

Việc nghiên cứu phương án hình thành công viên Hà Nội - Huế - Sài Gòn thuộc một phần không gian nằm trong tổng thể của khu công viên hồ Thủy Tiên, đồi Thiên An.

Việc nghiên cứu phương án hình thành công viên Hà Nội - Huế - Sài Gòn thuộc một phần không gian nằm trong tổng thể của khu công viên hồ Thủy Tiên, đồi Thiên An.

Cách đây 64 năm, theo nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân Thủ đô Hà Nội, Huế và Sài Gòn, Ban vận động kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn (nay là TP.HCM) đã được thành lập, do bác sĩ Trần Duy Hưng - Chủ tịch Ủy ban Hành chính TP. Hà Nội làm trưởng ban. Vào năm 2020, trong cuộc tọa đàm kỷ niệm 60 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn đã thống nhất kế hoạch xây dựng một khu công viên đặt tại TP. Huế.

Cách đây 64 năm, theo nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân Thủ đô Hà Nội, Huế và Sài Gòn, Ban vận động kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn (nay là TP.HCM) đã được thành lập, do bác sĩ Trần Duy Hưng - Chủ tịch Ủy ban Hành chính TP. Hà Nội làm trưởng ban. Vào năm 2020, trong cuộc tọa đàm kỷ niệm 60 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn đã thống nhất kế hoạch xây dựng một khu công viên đặt tại TP. Huế.

Theo đại diện lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế, việc đầu tư chỉnh trang để hình thành một công viên mang tên Hà Nội - Huế - Sài Gòn tại khu vực đồi Thiên An, hồ Thủy Tiên nhằm kỷ niệm 65 năm ký kết nghĩa giữa 3 địa phương.

Theo đại diện lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế, việc đầu tư chỉnh trang để hình thành một công viên mang tên Hà Nội - Huế - Sài Gòn tại khu vực đồi Thiên An, hồ Thủy Tiên nhằm kỷ niệm 65 năm ký kết nghĩa giữa 3 địa phương.

Trung tâm Công viên cây xanh TP. Huế hiện triển khai chỉnh trang công viên hồ Thủy Tiên. Trước mắt, đơn vị tập trung xử lý môi trường, rác thải tồn lưu qua nhiều năm, phát quang cây dại, nâng cấp, chỉnh trang các tuyến đường dạo bộ ven hồ và bố trí các điểm dừng chân để phục vụ trải nghiệm của cộng đồng người dân và du khách.

Trung tâm Công viên cây xanh TP. Huế hiện triển khai chỉnh trang công viên hồ Thủy Tiên. Trước mắt, đơn vị tập trung xử lý môi trường, rác thải tồn lưu qua nhiều năm, phát quang cây dại, nâng cấp, chỉnh trang các tuyến đường dạo bộ ven hồ và bố trí các điểm dừng chân để phục vụ trải nghiệm của cộng đồng người dân và du khách.

Khu công viên vui chơi, giải trí hồ Thủy Tiên từng là dự án du lịch được triển khai từ hơn 20 năm trước (năm 2001) tại xã Thủy Bằng (thị xã Hương Thủy, nay là TP. Huế), với tổng kinh phí đầu tư 70 tỷ đồng. Khu công viên sau đó được chuyển giao cho nhà đầu tư mới. Do hoạt động không hiệu quả, nơi đây rơi vào cảnh hoang tàn.

Khu công viên vui chơi, giải trí hồ Thủy Tiên từng là dự án du lịch được triển khai từ hơn 20 năm trước (năm 2001) tại xã Thủy Bằng (thị xã Hương Thủy, nay là TP. Huế), với tổng kinh phí đầu tư 70 tỷ đồng. Khu công viên sau đó được chuyển giao cho nhà đầu tư mới. Do hoạt động không hiệu quả, nơi đây rơi vào cảnh hoang tàn.

Năm 2016, trên tờ Huffingtonpost.com (Mỹ) đã có một bài viết gây ấn tượng về sự hoang tàn, kinh dị đến ngỡ ngàng của khu công viên. Một số nơi thậm chí còn thể hiện sự ma quái và rùng rợn, như kiến trúc rồng khổng lồ nổi trên hồ nước của công viên.

Năm 2016, trên tờ Huffingtonpost.com (Mỹ) đã có một bài viết gây ấn tượng về sự hoang tàn, kinh dị đến ngỡ ngàng của khu công viên. Một số nơi thậm chí còn thể hiện sự ma quái và rùng rợn, như kiến trúc rồng khổng lồ nổi trên hồ nước của công viên.

Từ đó, công viên hồ Thủy Tiên bất ngờ nổi tiếng, thu hút nhiều du khách đến Huế trải nghiệm, chiêm ngưỡng. Tỉnh Thừa Thiên-Huế từng dự định phá bỏ kiến trúc rồng khổng lồ, nhưng sau đó quyết định giữ lại.

Từ đó, công viên hồ Thủy Tiên bất ngờ nổi tiếng, thu hút nhiều du khách đến Huế trải nghiệm, chiêm ngưỡng. Tỉnh Thừa Thiên-Huế từng dự định phá bỏ kiến trúc rồng khổng lồ, nhưng sau đó quyết định giữ lại.

Ngọc Văn

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nghien-cuu-xay-dung-khu-cong-vien-ha-noi-hue-sai-gon-o-ho-nuoc-ma-mi-thuy-tien-post1663448.tpo
Zalo