Ngày lễ cúng Tết Nguyên Đán như thế nào mới đúng, đủ?

Năm mới là lúc mọi người luôn mong muốn làm những điều tốt đẹp nhất để có một năm làm ăn suôn sẻ gặp may và thuận lợi. Vì vậy, việc các gia đình chuẩn bị chu đáo để có mâm cúng đàng hoàng dâng lên tổ tiên rất được coi trọng.

Cúng ông Công, ông Táo

Lễ cúng ông Công ông Táo là ngày lễ được thực hiện đầu tiên. Theo truyền thuyết dân gian, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày Táo quân bay về trời để báo cáo tình hình công việc của gia chủ trong một năm qua với Ngọc Hoàng. Đến ngày này, các gia đình đều dọn dẹp nhà cửa, bếp núc sạch sẽ để tiễn Táo quân về trời.

Nhà nào cũng sắm sửa lễ vật dâng lên cúng. Lễ vật lớn hay nhỏ tùy thuộc vào từng gia đình có thể là sắm sửa làm cỗ linh đình với các món mặn như xôi gà, thịt cá… hoặc có gia đình chỉ vàng mã và đồ chay.

Lễ cúng ông Công ông Táo là ngày lễ được thực hiện đầu tiên.

Lễ cúng ông Công ông Táo là ngày lễ được thực hiện đầu tiên.

Vàng mã gồm cả 2 mũ ông và 1 mũ bà. Mũ ông có cánh chuồn sau khi cúng xong vàng mã sẽ được đốt. Và đặc biệt là không thể thiếu cá chép vì theo dân gian là để táo quân cưỡi cá bay về trời. Cá cúng xong được thả phóng sinh ra sông, suối và hồ nước…

Cúng tất niên

Tiếp sau lễ cúng ông Công ông Táo là lễ cúng tất niên. Đây là mâm cúng rất quan trọng trong dịp Tết có ý nghĩa mời tổ tiên ông bà về ăn Tết, đồng thời cũng là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên mâm cơm đầm ấm.

Trong ngày 30 Tết là ngày rất vui vì mọi người về sum họp mâm cơm ngày 30 Tết vừa là ngày tổng kết vừa là để xua đi nỗi buồn của năm cũ đón một năm mới tốt lành sức khỏe dồi dào.

Ngày 30 Tết dù có nghèo, khó khăn cỡ nào cũng cố gắng để có một mâm cơm tươm tất nhất có thể. Trong mâm cơm ngày 30 Tết có đầy đủ những món ngon truyền thống.

Sau lễ cúng ông Công ông Táo là lễ cúng tất niên.

Sau lễ cúng ông Công ông Táo là lễ cúng tất niên.

Mâm cơm cúng tất niên ở mỗi nơi có sự khác nhau theo phong tục tập quán của từng vùng và kể cả thói quen truyền thống của từng gia đình. Những món không thể thiếu đó là bánh chưng, xôi, gà.

Bữa cơm sum họp ngày 30 Tết vô cùng ý nghĩa, người phương xa trở về luôn được dự bữa cơm này. Đồng thời việc cúng tất niên cũng là để tỏ lòng thành kính mời tổ tiên ông bà đã mất về ăn Tết cùng con cháu.

Cúng giao thừa

Chiều 30 Tết vừa qua thì hầu như nhà nào cũng cố thức đến giao thừa để đón năm mới. Một nghi lễ cúng giao thừa cũng được thực hiện vào đúng nửa đêm 30 và rạng sáng ngày mồng một Tết.

Nghi thức cúng này được cho là quan trọng nhất bởi vì theo quan niệm năm mới suôn sẻ hay không là ở thời khắc này. Vì vậy mọi người thường bảo nhau, cố gắng không để xảy ra bất cứ điều gì không vui, những điều không may mắn xảy ra trong ngày đầu năm.

Mọi người cũng cố gắng quên đi những điều không hay của năm cũ để đón một năm mới với hy vọng tốt đẹp hơn. Thông thường người lớn sẽ dặn dò trẻ em sẽ không được làm những điều gì trong sáng ngày đầu tiên của năm. Mọi sự kiêng kỵ được mọi người thực hiện.

Lễ cúng giao thừa được thực hiện cả trên bàn thờ gia tiên và mâm cúng ngoài sân. Mâm cúng giao thừa cũng tùy thuộc vào từng gia đình mà có sự khác nhau về vật chất.

Cúng giao thừa ở trong nhà là lễ chính với mong muốn cầu xin những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình trong năm mới, khiến cho mọi việc đều hanh thông và thuận lợi…

Cúng giao thừa ở trong nhà là lễ chính với mong muốn cầu xin những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình trong năm mới, khiến cho mọi việc đều hanh thông và thuận lợi…

Thông thường lễ cúng giao thường sẽ có hương hoa, trà quả, trầu cau, đèn nến, gạo muối, bánh chưng, thịt, gà, rượu… Lễ vật sẽ được bày trên mâm cúng và đặt trước nhà. Vào thời khắc giao thừa chủ nhà sẽ thắp nhang khấn vái và cắm nhang không được cắm ngả nghiêng.

Cúng giao thừa ở trong nhà là lễ chính với mong muốn cầu xin những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình trong năm mới, khiến cho mọi việc đều hanh thông và thuận lợi…

Lễ vật cúng giao thừa ở bàn cúng gia tiên có đầy đủ các lễ vật như trà quả, hương, hoa, bánh kẹo, bánh chưng và nhiều đặc sản khác tùy mỗi vùng miền. Vào đúng thời điểm, người chủ trong gia đình là người biết nghi thức cúng lễ sẽ hành lễ.

Cúng Nguyên đán

Ngày lễ cúng Tết nguyên đán là buổi lễ cúng đầu tiên trong năm thực hiện vào đúng ngày sáng mồng một Tết. Mâm cỗ cúng Nguyên đán là mâm cỗ đầy đủ nhất và thịnh soạn nhất.

Có một số nhà làm cỗ cúng chiều mồng một Tết gọi là cơm cúng Tịch điện. Lễ mặn thường có gà, thịt, bánh chưng, giò chả… Tùy theo mỗi gia đình có nhà chỉ cúng sáng mà không cúng chiều.

Ngày lễ cúng Tết Nguyên đán đều có gà nhưng do ngày mùng một kiêng sát sinh nên gà cúng Nguyên đán thường được làm từ tối hôm trước.

Trên bàn thờ nhang khói nghi ngút đèn thờ thắp sáng suốt ngày đêm tạo không khí ngày Tết thật ấm cúng.

Trên bàn thờ nhang khói nghi ngút đèn thờ thắp sáng suốt ngày đêm tạo không khí ngày Tết thật ấm cúng.

Nhiều gia đình có tục lệ cúng cơm hằng ngày từ chiều 30 cho đến khi hóa vàng xong mới thôi. Tuy nhiên, mâm cơm thì không quá cầu kỳ chỉ cần những món đơn giản như cơm, xôi, bánh chưng, giò chả… Trên bàn thờ nhang khói nghi ngút đèn thờ thắp sáng suốt ngày đêm tạo không khí ngày Tết thật ấm cúng.

Cúng hóa vàng

Có lẽ ngày lễ cúng Tết Nguyên đán được kết thúc bằng lễ cúng hóa vàng. Lễ cúng hóa vàng là lễ tiễn tổ tiên ông bà thường diễn ra từ ngày mồng 3 cho đến ngày mồng 7.

Thời điểm ngày nay thì có thay đổi một chút, do con cái thường đi làm ăn xa nên ngày hóa vàng thường diễn ra vào ngày mùng 3 để con cháu lên đường làm ăn.

Mâm cỗ cúng hóa vàng cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh từng gia đình để con cháu thụ hưởng rồi có thể chia tay đi làm ăn.

Mâm cỗ cúng hóa vàng cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh từng gia đình để con cháu thụ hưởng rồi có thể chia tay đi làm ăn.

Mâm cỗ cúng hóa vàng cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh từng gia đình để con cháu thụ hưởng rồi có thể chia tay đi làm ăn. Gọi là lễ cúng hóa vàng là ngày đó đốt giấy tiền vàng mã để tổ tiên ông bà chi tiêu ở dưới âm phủ.

Như vậy có thể nói ngày lễ cúng Tết Nguyên đán của Việt Nam được diễn ra với đầy đủ nghi thức bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp cho đến ngày cúng hóa vàng không thiếu một nghi thức nào. Dù là cỗ to hay nhỏ thì đều được thực hiện một cách tôn nghiêm cung kính.

* Thông tin trong bài mang tính tham khảo.

Đinh Huế (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/ngay-le-cung-tet-nguyen-dan-nhu-the-nao-moi-dung-du-172250121135645101.htm
Zalo