Ngày hội Khai bút – Khai trí: Đầu xuân ngắm nét chữ đẹp 'chở' những ước mơ xinh

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, các học sinh Trung học cơ sở và Trung học Lê Quý Đôn (Hà Nội) hồ hởi tham gia ngày hội khai bút đầu năm, gửi gắm những ước mơ đẹp qua từng nét chữ xinh cho hành trình học tập phía trước.

Cùng ngắm những nét chữ thể hiện khát vọng, quyết tâm của học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Lê Quý Đôn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) trong lễ khai bút đầu năm mới Ất Tỵ 2025

Với các học sinh trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Lê Quý Đôn (Nam Từ Liêm, Hà Nội), khai bút đầu xuân không chỉ thể hiện truyền thống và tinh thần hiếu học mà còn là lời hứa với chính mình: luôn cố gắng, luôn tiến bộ, luôn vững bước trên con đường chinh phục tri thức.

Với các học sinh trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Lê Quý Đôn (Nam Từ Liêm, Hà Nội), khai bút đầu xuân không chỉ thể hiện truyền thống và tinh thần hiếu học mà còn là lời hứa với chính mình: luôn cố gắng, luôn tiến bộ, luôn vững bước trên con đường chinh phục tri thức.

Gửi gắm quyết tâm chinh phục tri thức vào từng nét chữ.

Gửi gắm quyết tâm chinh phục tri thức vào từng nét chữ.

Từng nét chữ đầu tiên được viết nên, đánh dấu sự khởi đầu cho một năm mới đầy hoài bão và nỗ lực trong học tập, rèn luyện.

Từng nét chữ đầu tiên được viết nên, đánh dấu sự khởi đầu cho một năm mới đầy hoài bão và nỗ lực trong học tập, rèn luyện.

Nét chữ thể hiện mong muốn của tất cả các học sinh.

Nét chữ thể hiện mong muốn của tất cả các học sinh.

Nét chữ - nét vui.

Nét chữ - nét vui.

Bạn Trang Linh đại diện cho lớp 8H2 viết chữ "Đạt" với mong muốn luôn học hành thành đạt - đây không chỉ là mong muốn cho bản thân Trang Linh mà còn là sự gửi gắm của các bạn cùng lớp.

Bạn Trang Linh đại diện cho lớp 8H2 viết chữ "Đạt" với mong muốn luôn học hành thành đạt - đây không chỉ là mong muốn cho bản thân Trang Linh mà còn là sự gửi gắm của các bạn cùng lớp.

Người xưa tin rằng việc viết những nét chữ mạch lạc, rõ ràng và đẹp đẽ sẽ mang lại những điều tốt lành, như một lời cầu chúc năm mới về sự thuận lợi, suôn sẻ và hanh thông.

Phong tục khai bút đầu năm vẫn được gìn giữ qua nhiều thế hệ, hoạt động này đã góp phần lưu giữ nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt Nam trong dịp Tết đến xuân về.

Phong tục khai bút đầu năm vẫn được gìn giữ qua nhiều thế hệ, hoạt động này đã góp phần lưu giữ nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt Nam trong dịp Tết đến xuân về.

Với quan niệm khai bút đầu năm là một cách để người viết thể hiện mong muốn và khát khao cá nhân, rất nhiều học sinh đã treo những tờ note nhỏ xinh màu đỏ, màu hồng chứa những dòng chữ thể hiện ước mơ, khát vọng trong cuộc sống, treo lên các cây hoa, cây cảnh trong trường như một thông điệp tốt đẹp nhân dịp đầu năm mới.

Với quan niệm khai bút đầu năm là một cách để người viết thể hiện mong muốn và khát khao cá nhân, rất nhiều học sinh đã treo những tờ note nhỏ xinh màu đỏ, màu hồng chứa những dòng chữ thể hiện ước mơ, khát vọng trong cuộc sống, treo lên các cây hoa, cây cảnh trong trường như một thông điệp tốt đẹp nhân dịp đầu năm mới.

Theo chia sẻ của các thầy cô giáo, việc tổ chức lễ hội khai bút đầu năm thể hiện sự tôn trọng với chữ viết và tri thức, đồng thời cũng là một cách để khởi đầu năm mới đầy hứng khởi và tích cực trong học tập.

Hoạt động khai bút đầu năm còn như một lời nhắc nhở đầy quyết tâm cho các học sinh: "Khai bút – Khai trí", chinh phục tri thức, gặt hái thành công rực rỡ trong năm Ất Tỵ 2025.

Hoạt động khai bút đầu năm còn như một lời nhắc nhở đầy quyết tâm cho các học sinh: "Khai bút – Khai trí", chinh phục tri thức, gặt hái thành công rực rỡ trong năm Ất Tỵ 2025.

Những chữ đẹp ý hay trong lễ hội khai bút đầu năm: Xuân - An - Khang - Thịnh - Vượng - Phúc - Đức - Lộc Tài...

Những chữ đẹp ý hay trong lễ hội khai bút đầu năm: Xuân - An - Khang - Thịnh - Vượng - Phúc - Đức - Lộc Tài...

Theo truyền thuyết, phong tục khai bút đầu năm có liên quan đến nhà giáo Chu Văn An - một người thầy được tôn trọng và được các thế hệ học trò kính trọng. Câu chuyện về ông vẫn được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Theo đó, Chu Văn An từng đỗ kỳ thi Thái học, nhưng ông không nhận chức mà quyết định ở lại vùng đất Chí Linh (thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay) để dạy học. Vào ngày Tết, khi học trò đến thăm thầy, ông thường viết tặng chữ cho họ. Điều này đã trở thành một phong tục và được coi là nguồn gốc của khai bút đầu năm.

Phong tục khai bút đầu năm đã trải qua nhiều thế hệ và vẫn được duy trì cho đến ngày nay.

Trần Vũ

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/ngay-hoi-khai-but-khai-tri-dau-xuan-ngam-net-chu-dep-cho-nhung-uoc-mo-xinh-179250208004817098.htm
Zalo