Ngắm điện Kiến Trung ở Huế sau 5 năm trùng tu

Sau gần 5 năm trùng tu, điện Kiến Trung - ngôi đại điện độc đáo bậc nhất Đại nội Huế - sẽ mở cửa phục vụ du khách tham quan trong dịp Tết Giáp Thìn 2024.

Điện Kiến Trung - ngôi đại điện độc đáo bậc nhất Đại nội Huế - sẽ mở cửa phục vụ du khách tham quan trong dịp Tết Giáp Thìn 2024. (Ảnh Lê Đình Hoàng - Thùy Giang)

Điện Kiến Trung - ngôi đại điện độc đáo bậc nhất Đại nội Huế - sẽ mở cửa phục vụ du khách tham quan trong dịp Tết Giáp Thìn 2024. (Ảnh Lê Đình Hoàng - Thùy Giang)

Điện Kiến Trung là một cung điện của nhà Nguyễn trong Tử Cấm thành được vua Khải Định cho xây vào năm 1921, hoàn thành vào năm 1923, là nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung.

Cùng với di tích điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, điện Kiến Trung là một trong 5 công trình quan trọng nằm trên trục thần đạo của Tử Cấm Thành dưới triều Nguyễn.

Dưới thời vua Bảo Đại, điện trở thành nơi ăn, ở chung của cả gia đình nhà vua. Sau khi Cách mạng Tháng tám thành công, ngày 29/8/1945, điện Kiến Trung là nơi vua Bảo Đại tiếp xúc với Phái đoàn Chính phủ lâm thời để chính thức họp bàn thoái vị, trao lại quyền điều hành đất nước cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tuy nhiên năm 1947, do tác động của chiến tranh, công trình đã sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn lại nền móng.

Tầng chính điện Kiến Trung có 13 cửa hiên (gian giữa 5 cửa, hai gian bên mỗi gian 3 cửa, hai góc điện mỗi bên 2 cửa nữa làm nhô ra); tầng trên là gác, làm cùng một thể thức như tầng chính.

Theo các chuyên gia, ngoài những giá trị lịch sử, điện Kiến Trung còn mang những giá trị to lớn về kiến trúc và mỹ thuật khi có đầy đủ những đặc điểm của một công trình phong cách Đông Dương với sự kết hợp phong cách kiến trúc giữa Á và Âu, gồm: Kiến trúc Pháp, kiến trúc phục hưng của Ý và pha trộn kiến trúc cổ truyền của Việt Nam.

Điện Kiến Trung được khởi công tu bổ vào ngày 16/2/2019 do Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế làm chủ đầu tư. Công trình được thực hiện trên diện tích hơn 3.800m2. Các đơn vị thi công đã giữ nguyên cấu trúc nền móng hiện còn, hạn chế can thiệp yếu tố gốc của di tích. Dự án gồm các hạng mục gia cố, phục hồi tường bao, hệ thống lan can, sân khuôn viên gồm tiền viên và hậu viên, các bậc cấp; tu bổ phục hồi lầu Kiến Trung (Kiến Trung Lâu) 2 tầng, chiều cao khoảng 14m, diện tích xây dựng khoảng 975m2.

Ngoài ra, dự án còn tu bổ các công trình nhỏ xung quanh như: Đài phun nước, súng thần công, nhà canh, hệ thống cây xanh, bảo tồn nền móng Đông Cung Lâu, Ngự Thư Phòng, Võ Hộ Giá Phòng và Ngự Phê Phòng...

Dự án có tổng mức kinh phí đầu tư hơn 123 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu phát triển văn hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Sau gần 5 năm thực hiện, đến nay công trình điện Kiến Trung đã hoàn thiện và sẵn sàng đưa phục vụ người dân đến tham quan. Điện Kiến Trung tọa lại tại địa chỉ 32 Đặng Thái Thân, phường Phú Hậu, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

VietTimes xin gửi đến bạn đọc một số ảnh của Điện Kiến Trung sẵn sàng mở cửa đón khách tham quan (Ảnh Lê Đình Hoàng - Thùy Giang):

Điện Kiến Trung được xây dựng năm 1921, hoàn thành năm 1923, dưới triều vua Khải Định (Ảnh tư liệu)

Điện Kiến Trung đang được trùng tu

Điện Kiến Trung đang được trùng tu

Khuôn viên Điện Kiến Trung

Khuôn viên Điện Kiến Trung

Họa tiết trên Điện Kiến Trung

Họa tiết trên Điện Kiến Trung

Nội thất bên trong

Nội thất bên trong

Điện Kiến Trung sẽ mở cửa phục vụ du khách vào dịp Tết Nguyên đán 2024

Hồ Xuân Mai

Nguồn VietTimes: https://viettimes.vn/anh-ngam-dien-kien-trung-o-hue-sau-5-nam-trung-tu-post173200.html
Zalo