Một số định hướng giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn hiệu quả

Bài viết nêu một số định hướng giúp giáo viên, học sinh ôn thi hiệu quả kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 môn Ngữ văn

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Để giúp thầy cô giáo và học sinh chủ động hơn trong việc dạy, học người viết là giáo viên trung học phổ thông tổng hợp lại một số định hướng ôn tập môn Ngữ văn dựa trên các căn cứ: yêu cầu đánh giá và bảng năng lực, cấp độ tư duy; đề thi tham khảo và đáp án của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn.

Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn.

Phần Đọc hiểu

Thứ nhất, giáo viên giúp học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu một số văn bản tương đương với các văn bản trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn.

Có thể lấy văn bản trong cả 3 bộ sách giáo khoa (Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống), chủ yếu là lớp 12 để có thêm nguồn ngữ liệu tham khảo phong phú.

Ví dụ, khi dạy đọc hiểu tiểu thuyết hiện đại, giáo viên dạy sách giáo khoa Ngữ văn 12 bộ Chân trời sáng tạo có thể lấy đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" (Số đỏ, Vũ Trọng Phụng) trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 bộ Cánh Diều để luyện tập cho học sinh.

Thứ hai, giáo viên cần bám sát các dạng văn bản, các đặc trưng của văn bản được dạy để làm đề mẫu, giúp học sinh ôn tập hiệu quả.

Giáo viên lưu ý, bám sát đặc trưng thể loại của các văn bản theo yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (tránh trường hợp chỉ căn cứ vào một bộ sách giáo khoa được dạy mà không căn cứ vào chương trình).

Thứ ba, giáo viên tham khảo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa và đề tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo để làm chuẩn.

Ví dụ, hệ thống câu hỏi của bài "Đàn ghi-ta của Lorca" (Thanh Thảo) trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo và Cánh Diều như sau (trích):

Thứ tư, trong quá trình thiết kế câu hỏi, giáo viên cần kiểm tra năng lực đọc hiểu của học sinh, tránh ra những câu hỏi quá dễ, câu khó hoặc vụn vặt sẽ làm mất đi ý nghĩa của văn bản.

Ví dụ, đối với bài thơ "Đàn ghi-ta của Lorca", giáo viên có thể đặt câu hỏi sáng tạo: "Hãy xác định và phân tích tác dụng của các yếu tố văn hóa dân gian Tây Ban Nha được Thanh Thảo sử dụng trong bài thơ" (theo sách giáo khoa Ngữ văn 12 Cánh Diều).

Hoặc: "Việc lặp lại âm thanh tiếng đàn “li-la li-la li-la” có tác dụng gì?" (theo theo sách giáo khoa Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo).

Thứ năm, giáo viên giúp học sinh xử lí từng dạng câu hỏi qua việc thiết kế các đề luyện tập khác nhau; tốt nhất là căn cứ vào đề minh họa và đề tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ví dụ, đối với văn bản đọc hiểu là ngữ liệu thơ, giáo viên có thể hỏi về thể thơ; chủ thể trữ tình. Tương tự, đối với truyện ngắn có thể hỏi về ngôi kể, nhân vật chính trong truyện.

Phần Viết

Thứ nhất, viết đoạn văn nghị luận văn học liên quan đến thể loại thơ và văn xuôi (truyện kí) có thể theo hướng dẫn sau:

Thứ hai, viết bài văn nghị luận xã hội cần chú ý dàn ý sau:

a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng bài văn: Bảo đảm yêu cầu về bố cục và dung lượng (600 chữ) của bài văn.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

c. Viết bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu: Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng sau:

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

* Thân bài: giải thích; bàn luận; mở rộng vấn đề, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác.

* Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng việt, liên kết câu trong đoạn văn.

đ. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Ánh Dương

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/mot-so-dinh-huong-giup-hoc-sinh-on-thi-tot-nghiep-mon-ngu-van-hieu-qua-post249406.gd
Zalo