Mối quan hệ nguy hiểm

Chấm dứt mối quan hệ độc hại, khiến bản thân không thoái mái sẽ tốt cho sức khỏe tinh thần của bạn. Ở bên một người bảo thủ không biết lắng nghe sẽ làm ta thấy căng thẳng.

 Những người thích lấn lướt người khác thường có tính cách khá ngang bướng. Ảnh:tVN.

Những người thích lấn lướt người khác thường có tính cách khá ngang bướng. Ảnh:tVN.

Lo lắng và sợ hãi là những cái bẫy tinh thần điển hình khiến chúng ta không thể nói ra những điều mình muốn nói một cách đúng đắn. Vậy những lo lắng, sợ hãi này đến từ đâu? Từ hành vi học được qua những trải nghiệm trong quá khứ.

Chúng ta lo lắng và sợ rằng mình sẽ sống lại những ký ức đau buồn trong quá khứ và bị tổn thương một lần nữa. Vậy những kí ức trong quá khứ đã tạo ra một chiếc thòng lọng trong tâm hồn như thế nào mà lại khiến cho chứng sợ hãi, lo âu vẫn ám ảnh, biến một đứa trẻ đã trưởng thành như bạn lại không thể nói ra những điều mình muốn nói.

“Tôi thuộc tuýp người nhạy cảm. Có thể được xem là kiểu tâm lý thủy tinh. Những người giỏi ăn nói là do khả năng bẩm sinh chăng?”

Ji-hyun nói rằng kể từ khi được sinh ra, cô đã vốn có tính nhạy cảm và tinh thần yếu đuối. Còn đối với người có khả năng giao tiếp tốt, từ khi sinh ra họ đã sở hữu tài ăn nói sẵn có rồi, nên không thể thay đổi được.

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, khả năng giao tiếp không phải là vấn đề nằm ở tính cách mà là một kỹ năng có thể rèn luyện được. Nếu chúng ta nhìn nó dưới góc độ tính cách bẩm sinh thì đó chỉ là phần cứng giao tiếp cơ bản mà ai sinh ra cũng có thể nói chuyện để tồn tại.

Chúng ta sinh ra đã có khả năng giao tiếp nhưng lớn lên lại không thể nói được những điều mình muốn nói. Một đứa trẻ khi đói chúng sẽ khóc to và bộc lộ toàn bộ suy nghĩ của mình bằng tất cả các bộ phận trên cơ thể. Không có em bé nào lại âu lo, suy nghĩ: “Nếu mình khóc, liệu mình có phá hỏng bầu không khí trong nhà không?” Chúng khóc khi thấy đói, khóc khi đau, khóc khi buồn chán. Đối với những đứa trẻ chưa biết nói, khóc là cách duy nhất để giao tiếp và thể hiện sự khó chịu.

Có thể nói, đòi hỏi và bộc lộ những gì mình cần, mình muốn là bản năng sinh tồn bẩm sinh của con người. Nhưng tại sao lớn lên chúng ta lại trở thành những người không dám bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân?

Một đứa trẻ lớn lên, chúng sẽ thích nghi với môi trường xung quanh và học các kỹ năng giao tiếp bằng cách tương tác với mọi người. Về cơ bản, ai cũng muốn đạt được điều mình mong muốn và tránh xung đột dẫn đến những tổn thương không đáng có.

Tuy nhiên càng lớn lên, chúng nhận ra rằng chỉ khóc thôi cũng không còn tác dụng nữa. Cũng giống như các thiết bị điện tử được lập trình và cập nhật phần mềm định kỳ để nó có thể hoạt động hiệu quả và thuận lợi, chúng ta cũng cần phải tránh xa những cách diễn đạt đơn giản và phiến diện, đồng thời tinh chỉnh các chiến lược giao tiếp của mình để phù hợp với nhiều tình huống khác nhau. Thông qua quá trình này, chúng ta sẽ biết được kiểu giao tiếp nào hiệu quả và thuận lợi nhất để có thể đạt được điều mình muốn.

“Nhưng phương thức giao tiếp kiểu thụ động chỉ toàn mang đến những bất lợi cho tôi thôi mà?”

Ji-hyun không hiểu và hỏi lại. Vậy tại sao phương thức giao tiếp tưởng chừng như không có lợi cho mình lại là sự lựa chọn tối ưu của cô ấy? Vì những ám ảnh trong quá khứ. Từ nhỏ, phương thức giao tiếp thụ động này mang đến nhiều lợi ích cho cô ấy hơn là bất lợi, và cho dù có mất mát, cô ấy vẫn có thể bảo vệ được những thứ mà bản thân cho là quan trọng hơn đối với mình.

Nói cách khác, mất mát ở đây chính là việc không thể từ chối và gánh vác thay trách nhiệm của người khác, nhưng trên hết, nó lại đem đến cho cô ấy cảm giác an toàn khi có thể tránh được những lời chỉ trích của đối phương hoặc cảm giác tội Lỗi và có thể bảo vệ được mối quan hệ vào thời điểm đó.

Ji-hyun Lắc đầu và nói: “Nhưng bây giờ tôi không muốn tiếp tục lặp lại mối quan hệ khiến bản thân bị giao động thêm được nữa”.

Angela Sen/ Light Books & NXB Phụ nữ Việt Nam

Nguồn Znews: https://znews.vn/moi-quan-he-nguy-hiem-post1523867.html
Zalo