Ăn củ cải thường xuyên vào mùa đông cơ thể có thay đổi thần kỳ gì?

Củ cải được ví như 'nhân sâm trắng' bởi những công dụng của nó với sức khỏe, vậy bạn sẽ có những thay đổi gì trong cơ thể khi thường xuyên ăn củ cải.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100 gam củ cải chứa khoảng 3,4 gam carbohydrate, 1,6g chất xơ, 0,68g protein, cũng như các vitamin C, A, K, canxi và phốt pho mà cơ thể cần. Củ cải là loại củ ít calo, nhiều chất xơ nên có thể tạo cảm giác no và giúp kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, nó còn có những lợi ích cho sức khỏe dưới đây.

Củ cải là loại củ ít calo, nhiều chất xơ. (Ảnh: Sohu)

Củ cải là loại củ ít calo, nhiều chất xơ. (Ảnh: Sohu)

Thanh nhiệt, tiêu đờm

Những thành phần trong củ cải trắng không chỉ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, tiêu đờm, giảm ho. Củ cải trắng và lê là những thực phẩm tốt nhất để điều trị ho.

Chống viêm và kháng khuẩn

Đầu tiên, củ cải có đặc tính chống viêm. Nhiều bệnh như viêm khớp, xơ cứng động mạch, tăng huyết áp đều liên quan đến tình trạng viêm mãn tính. Củ cải thuộc họ cải, các nghiên cứu phát hiện ra rằng chiết xuất từ họ cải và các thành phần tinh khiết của chúng có đặc tính chống viêm.

Chất chuyển hóa thứ cấp giá trị chữa bệnh trong củ cải gồm glucosinolates, isothiocyanates và polyphenol. Nghiên cứu phát hiện ra rằng isothiocyanates tác dụng kháng khuẩn lên tới 87% đối với vi khuẩn kháng kháng sinh. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, củ cải tính lạnh, có thể thanh nhiệt, giải độc, điều này thực ra có ý nghĩa tương tự như tác dụng chống viêm của Tây y, nên Đông y và Tây y đều có cách hiểu giống nhau về điểm này.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Củ cải trắng rất giàu vitamin C và nguyên tố vi lượng kẽm. Vitamin C có đặc tính chống oxy hóa tương đối mạnh, có thể giúp loại bỏ các gốc tự do có hại trong cơ thể, có lợi cho việc tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và cải thiện khả năng chống lại bệnh tật.

Hỗ trợ phòng chống ung thư và chống oxy hóa

Củ cải còn giúp phòng chống ung thư. Chất isothiocyanate trong củ cải giúp ức chế sự phát triển của khối u, đồng thời ngăn chặn sự xuất hiện của các khối u.

Ngoài ra, lượng lớn vitamin C trong củ cải có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan của tế bào ung thư. Củ cải rất giàu flavonoid, đặc biệt là anthocyanin, cũng là chất chống oxy hóa có tác dụng chống ung thư. Nghiên cứu cho thấy, anthocyanin có thể đảo ngược tình trạng kháng thuốc của tế bào ung thư và có hoạt tính chống khối u.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Củ cải cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng củ cải có thể tăng cường cơ chế bảo vệ chống oxy hóa, giảm tress oxy hóa, cân bằng lượng đường trong máu do hormone gây ra, đồng thời giảm sự hấp thụ glucose trong ruột nên có tác dụng chống tiểu đường.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra các hợp chất hoạt tính sinh học trong các bộ phận khác nhau của củ cải như lá, chồi, thân và rễ, tác dụng liên quan đến các bệnh như ung thư, viêm, tổn thương gan.

Củ cải rất giàu vitamin A, đây cũng là chất tốt cho thị lực của chúng ta. Vitamin K trong củ cải đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương và quá trình đông máu. Đồng thời, củ cải còn rất giàu chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa.

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, củ cải giúp điều hòa khí, làm dịu gan và thúc đẩy tiêu hóa, điều này rất phù hợp với kết quả nghiên cứu của y học hiện đại.

Tại sao nên ăn củ cải vào mùa đông?

Mùa đông lạnh nên con người có xu hướng giữ nhiệt trong cơ thể để giữ ấm, đồng thời cũng ăn nhiều đồ ăn tính nóng, các thực phẩm có tính nóng sẽ khiến cơ thể bị nóng quá mức. Củ cải có tính hàn, vì vậy, nếu kết hợp ăn củ cải sẽ giúp cơ thể được cân bằng khí huyết, tốt cho sức khỏe.

Thu Hiền (Nguồn: Sohu & Epochtimes)

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/an-cu-cai-thuong-xuyen-vao-mua-dong-co-the-co-thay-doi-than-ky-gi-ar919138.html
Zalo