Mở nắp quan tài Bao Thanh Thiên, phá tan lời đồn truyền kiếp

Trong quá trình khai quật mộ Bao Thanh Thiên, nhiều chi tiết được phát hiện hé mở bí ẩn về nguyên nhân tử vong của ông.

 Bao Công (999 - 1062), tên thật Bao Chửng, chữ là Hi Nhân, quê gốc ở Lư Châu, Hợp Phì, Trung Quốc. Ông nổi tiếng là một vị quan "thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình" dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông.

Bao Công (999 - 1062), tên thật Bao Chửng, chữ là Hi Nhân, quê gốc ở Lư Châu, Hợp Phì, Trung Quốc. Ông nổi tiếng là một vị quan "thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình" dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông.

Truyền thuyết dân gian cho rằng ông chính là Văn Xương Đế Quân - một trong 7 vị Bắc Đẩu tinh quân - lịch kiếp.

Truyền thuyết dân gian cho rằng ông chính là Văn Xương Đế Quân - một trong 7 vị Bắc Đẩu tinh quân - lịch kiếp.

Chính vì tính cách cương trực của mình nên Bao Thanh Thiên được dân chúng vô cùng yêu mến, hoàng đế trọng dụng. Khi ông qua đời ở tuổi 64, đích thân Tống Nhân Tông làm chủ lễ truy điệu, ban thụy hiệu “Hiếu Túc”. Thi hài ông được chôn cất ở quê cũ Lư Châu.

Chính vì tính cách cương trực của mình nên Bao Thanh Thiên được dân chúng vô cùng yêu mến, hoàng đế trọng dụng. Khi ông qua đời ở tuổi 64, đích thân Tống Nhân Tông làm chủ lễ truy điệu, ban thụy hiệu “Hiếu Túc”. Thi hài ông được chôn cất ở quê cũ Lư Châu.

 Về lý do qua đời của vị quan thanh liêm này, trên mộ phần của ông ở Đại Hưng Tập, ngoại ô thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy có khắc nội dung như sau: “Năm Gia Hựu thứ bảy, tháng 5, ngày Kỷ Mùi (tức ngày 12/5/1062) ra làm việc, phát bệnh nên quay về. Hoàng thượng sai sứ ban cho thuốc tốt, đến ngày Tân Mùi (tức ngày 24/5/1062) thì không dậy được nữa”.

Về lý do qua đời của vị quan thanh liêm này, trên mộ phần của ông ở Đại Hưng Tập, ngoại ô thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy có khắc nội dung như sau: “Năm Gia Hựu thứ bảy, tháng 5, ngày Kỷ Mùi (tức ngày 12/5/1062) ra làm việc, phát bệnh nên quay về. Hoàng thượng sai sứ ban cho thuốc tốt, đến ngày Tân Mùi (tức ngày 24/5/1062) thì không dậy được nữa”.

 Được biết, Bao Công trước khi mất đã đổ bệnh suốt 13 ngày, không thuốc nào chữa được. Có rất nhiều lời đồn đại về cái chết có phần đột ngột của ông.

Được biết, Bao Công trước khi mất đã đổ bệnh suốt 13 ngày, không thuốc nào chữa được. Có rất nhiều lời đồn đại về cái chết có phần đột ngột của ông.

Lúc sinh thời, vì quá ngay thẳng nên ông có không ít kẻ thù, chính vì vậy nhiều lời đồn đại về việc có kẻ đã đầu độc ông bằng thạch tín. Để giải mã lời đồn này, các chuyên gia đã khám nghiệm thi hài của Bao Công được tìm thấy trong mộ cổ ở Đại Hưng Tập để tìm hiểu.

Lúc sinh thời, vì quá ngay thẳng nên ông có không ít kẻ thù, chính vì vậy nhiều lời đồn đại về việc có kẻ đã đầu độc ông bằng thạch tín. Để giải mã lời đồn này, các chuyên gia đã khám nghiệm thi hài của Bao Công được tìm thấy trong mộ cổ ở Đại Hưng Tập để tìm hiểu.

Theo đó, chuyên gia phát hiện trong xương của Bao Công có hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại và hàm lượng chì, thạch tín thấp hơn người thường.

Theo đó, chuyên gia phát hiện trong xương của Bao Công có hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại và hàm lượng chì, thạch tín thấp hơn người thường.

Từ đó có thể bác bỏ chuyện Bao Công bị đầu độc và nguyên nhân có thể là vì mắc bệnh về tim mạch hoặc bị đột quỵ, dẫn đến cái chết nhanh chóng như vậy.

Từ đó có thể bác bỏ chuyện Bao Công bị đầu độc và nguyên nhân có thể là vì mắc bệnh về tim mạch hoặc bị đột quỵ, dẫn đến cái chết nhanh chóng như vậy.

Theo PV/Sở hữu trí tuệ

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/mo-nap-quan-tai-bao-thanh-thien-pha-tan-loi-don-truyen-kiep-2072095.html
Zalo