Mãn nhãn với màn bay chào mừng của 'hổ mang chúa' Su-30MK2 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Màn bay chào mừng của biên đội 'hổ mang chúa' Su-30MK2 với kỹ thuật điêu luyện của các phi công thuộc Sư đoàn 370, Sư đoàn 371 (Quân chủng Phòng không - Không quân) là một trong những điểm nhấn được mong chờ nhất tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.

Các đại biểu tham dự Triển lãm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các đại biểu tham dự Triển lãm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 19/12, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 năm 2024 (Vietnam International Defence Expo 2024) chính thức khai mạc. Triển lãm là một trong những hoạt động chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Tham dự buổi lễ có: Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Lương Tam Quang; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam Trịnh Văn Quyết; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương; Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Nguyễn Tân Cương; Bộ trưởng Quốc phòng các nước Lào, Campuchia, Cuba, Belarus, Thái Lan, Brunei, Mông Cổ; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương; đại diện các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, chỉ huy quân đội các nước.

Máy bay tiêm kích "hổ mang chúa" Su-30MK2 nhào lộn trên bầu trời - Ảnh: VGP/Vũ Phong

Máy bay tiêm kích "hổ mang chúa" Su-30MK2 nhào lộn trên bầu trời - Ảnh: VGP/Vũ Phong

Ảnh: VGP/Vũ Phong

Ảnh: VGP/Vũ Phong

Ảnh: VGP/Vũ Phong

Ảnh: VGP/Vũ Phong

Ảnh: VGP/Vũ Phong

Ảnh: VGP/Vũ Phong

Điểm nhấn của buổi lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật với chủ đề "Việt Nam - Hòa bình - Hợp tác - Phát triển" với sự tham gia biểu diễn của hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ, nghệ sĩ QĐND Việt Nam gồm các tiết mục: Tre Việt Nam, Việt Nam-Đất nước-Con người, Việt Nam muôn màu, Khát vọng hòa bình-Kết nối năm châu.

Cùng với đó, lực lượng Không quân Việt Nam, Đặc công QĐND Việt Nam, Quân khuyển Biên phòng biểu diễn chào mừng triển lãm.

Trong đó, một trong những phần được mong chờ nhất là màn bay chào mừng của những tiêm kích "hổ mang chúa" Su-30MK2. Không giống với triển lãm lần đầu tiên năm 2022, lần này các phi công đã trình diễn những kỹ thuật khó hơn, như nhào lộn nhiều vòng, khoan tăng lực, bay vòng chiến đấu…

Bên cạnh đó, phần trình diễn đặc sắc, thể hiện sức mạnh của võ thuật Đặc công và Bộ đội Đặc công cũng để lại ấn tượng đối với những ai theo dõi lễ khai mạc.

Tại triển lãm, có hơn 200 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến từ hơn 30 quốc gia trong khu vực ASEAN, châu Á, châu Âu, châu Mỹ tham gia. Các cường quốc quân sự như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Israel, Pháp, Anh, Tây Ban Nha... cũng tham gia lần này.

Khu vực triển lãm có tổng diện tích hơn 100.000m2 với diện tích trưng bày trong nhà là 15.000m2 (tăng gấp đôi so với triển lãm năm 2022) và ngoài trời hơn 20.000m2.

Trong đó, khu tham quan ngoài trời được bố trí theo hình chữ L gồm các vũ khí hạng nặng, hệ thống và thiết bị phòng không - không quân, lục quân, hải quân như các loại xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe chỉ huy thông tin, pháo phòng không.

Ở khu tham quan trong nhà, đáng chú ý là các dòng máy bay không người lái (UAV) với các loại như UAV trinh sát, UAV cảm tử, UAV đa năng.

Đặc biệt, du khách sẽ được chứng kiến công nghệ trình chiếu 3D mapping, mô hình sa bàn Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ Chí Minh, công nghệ thực tế ảo (VR) mô phỏng diễn biến của các giai đoạn trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tại triển lãm lần này, Việt Nam có sự góp mặt của 69 chủng loại khí tài, vũ khí của 77 đơn vị, là sản phẩm của tự chủ công nghiệp quốc phòng như Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), các nhà máy Z111, Z113, Z131, Z175, các công ty thành viên thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, các công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng...

Danh mục vũ khí, trang bị kỹ thuật do ngành Công nghiệp quốc phòng Việt Nam chế tạo, sản xuất có những vượt trội so với Triển lãm Quốc phòng quốc tế năm 2022.

Người dân và du khách được vào xem Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 miễn phí từ 9h ngày 21/12, thay vì 13h30' theo lịch ban đầu.

Trong khuôn khổ triển lãm sẽ có chương trình hội thảo về các chủ đề: "Vũ khí, trang bị công nghệ cao; thiết bị không người lái - Ứng dụng trong các hoạt động quân sự hiện tại và tương lai"; Hợp tác công nghiệp quốc phòng, Việt Nam và các nước (Việt Nam - Vương quốc Anh, Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam - Liên bang Nga, Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Ấn Độ).

Bên lề sự kiện sẽ có các hoạt động tiếp xúc song phương, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật theo chương trình, đặc biệt sẽ có chương trình giao lưu Quân nhạc các nước ASEAN.

Dàn khí tài quân sự được trưng bày tại Triển lãm:

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sản phẩm trưng bày tại Triển lãm:

- Hệ thống và thiết bị Phòng không - Không quân gồm máy bay phản lực chiến đấu, máy bay trực thăng, máy bay huấn luyện, máy bay không người lái, tên lửa không đối không, tên lửa phòng không, tên lửa phòng không vác vai, tổ hợp pháo, tên lửa phòng không, trang thiết bị phòng không không quân khác.

- Hệ thống và trang thiết bị Hải quân gồm tàu ngầm, tàu chiến, tàu hỗ trợ, thiết bị trinh sát, quan sát ngầm; ngư lôi, thủy lôi; tên lửa đất đối hải.

- Trang thiết bị Lục quân có vũ khí; các loại đạn bộ binh, pháo binh, chống tăng,…; thiết bị quan sát, ngắm bắn ngày, đêm; pháo mặt đất; pháo tự hành; hệ thống pháo phản lực phóng loạt; pháo cao xạ; tên lửa đất đối đất; tên lửa chống tăng; xe tăng; xe thiết giáp; xe chở quân; xe vận tải quân sự; xe máy, thiết bị công binh.

- Hệ thống trang thiết bị an ninh trưng bày sinh trắc học; kiểm soát và an ninh biên giới; hệ thống và thiết bị phòng thủ dân sự; hải quan và di trú; chống khủng bố và hệ thống an ninh nhà nước nội bộ; hệ thống, thiết bị và dịch vụ cứu hộ và cứu trợ thảm họa, thiên tai; thực thi pháp luật; vũ khí phi sát thương...

- Trang thiết bị thông tin liên lạc sẽ bao gồm trang thiết bị phòng chống vũ khí hóa học; vũ khí, trang bị cho lực lượng đặc nhiệm; các thiết bị tác chiến điện tử; robot trinh sát và chiến đấu trên không, mặt đất, mặt nước và dưới nước; hệ thống tác chiến không gian mạng; trang thiết bị hậu cần, bảo vệ người lính; hệ thống huấn luyện, mô phỏng; các loại trang thiết bị khác phục vụ quốc phòng; tên lửa hải đối hải.

Anh Thơ

Nguồn Chính Phủ: https://baochinhphu.vn/man-nhan-voi-man-bay-chao-mung-cua-ho-mang-chua-su-30mk2-tai-trien-lam-quoc-phong-quoc-te-viet-nam-2024-102241219133254174.htm
Zalo