Lượt khách tiêm vắc xin cúm tăng đột biến gấp 10 lần
Đang trong giai đoạn cao điểm dễ bùng phát dịch cúm, những ngày qua, số lượt khách chủ động tiêm vắc xin cúm tăng cao, gấp 10 lần so với ngày thường.
Số liệu từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay (đến ngày 8/2/2025), cả nước ghi nhận 912 trường hợp mắc cúm, không có ca tử vong. Số ca mắc giảm 97,4% so với cùng kỳ năm 2024 (34.442).
Đặc biệt, các ca mắc cúm hiện tại không ghi nhận thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B.
Trong năm 2024, cả nước ghi nhận 289.214 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong. Số mắc giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2023 (353.108), số tử vong tăng 5 trường hợp. Năm 2024, ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1) tại Bình Định, đây là các trường hợp có bệnh nền mãn tính nặng, không ghi nhận biến thể của virus. Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc bệnh cúm cao: Thanh Hóa (46.600 trường hợp), Thái Bình (26.345), Nghệ An (17.949), Hà Tĩnh (14.073), Sơn La (10.162).
Theo nhận định từ các chuyên gia y tế, thời điểm này đang là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao; người dân thường tập trung đông tại các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí và các khu vực công cộng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.
Thêm vào đó, hiện nay đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển, dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban...
Để chủ động phòng, chống bệnh cúm, những ngày qua, lượng người đi tiêm vắc xin cúm đã tăng đột biến.
Theo đại diện của Hệ thống tiêm chủng VNVC, ghi nhận từ gần 220 trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước, số lượt khách chủ động tiêm vắc xin cúm tăng cao, gấp 10 lần so với ngày thường.
Trong đó, khách đến tiêm gồm trẻ em, người lớn tuổi và người có bệnh nền chiếm tỷ trọng lớn. Đây là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh, biến chứng, tăng khả năng nhập viện và tử vong, cần được ưu tiên bảo vệ. Trong đó có đại gia đình hơn 20 thành viên cùng đến tiêm.
Bác sỹ Nguyễn Quang Huy - Bác sĩ Phó của Trung tâm tiêm chủng VNVC Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, cúm mùa là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền rất cao trong cộng đồng, thường ghi nhận chùm ca hoặc vụ dịch.
Theo WHO, biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn, phòng ngừa bệnh cúm đó là tiêm phòng đầy đủ. Vắc xin cúm là “chìa khóa” phòng ngừa quan trọng cho những đối tượng có nguy cơ cao, đặc biệt là người mắc bệnh mãn tính. Chính vì vậy, những ngày qua, lượng khách hàng đổ về tiêm phòng vắc xin tại các trung tâm tiêm chủng là vô cùng lớn.
Dưới đây là ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương:
![Ghi nhận từ gần 220 trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước, số lượt khách chủ động tiêm vắc xin cúm tăng cao, gấp 10 lần so với ngày thường](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_11_35_51446540/9dfafdecc9a220fc79b3.jpg)
Ghi nhận từ gần 220 trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước, số lượt khách chủ động tiêm vắc xin cúm tăng cao, gấp 10 lần so với ngày thường
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_11_35_51446540/6e480f5e3b10d24e8b01.jpg)
![Theo các chuyên gia y tế, thời điểm này đang là mùa lễ hội đầu năm và đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển, dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban...](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_11_35_51446540/1eba7cac48e2a1bcf8f3.jpg)
Theo các chuyên gia y tế, thời điểm này đang là mùa lễ hội đầu năm và đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển, dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban...
![Do đó, biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn, phòng ngừa bệnh cúm đó là tiêm phòng đầy đủ.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_11_35_51446540/19947a824ecca792fedd.jpg)
Do đó, biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn, phòng ngừa bệnh cúm đó là tiêm phòng đầy đủ.
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_11_35_51446540/140778114c5fa501fc4e.jpg)
![Những người có bệnh nền, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_11_35_51446540/def5b3e387ad6ef337bc.jpg)
Những người có bệnh nền, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm
![Vắc xin cúm là “chìa khóa” phòng ngừa quan trọng cho những đối tượng có nguy cơ cao, đặc biệt là người mắc bệnh mãn tính](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_11_35_51446540/7dd913cf2781cedf9790.jpg)
Vắc xin cúm là “chìa khóa” phòng ngừa quan trọng cho những đối tượng có nguy cơ cao, đặc biệt là người mắc bệnh mãn tính
Các nghiên cứu cho thấy, những người đã tiêm vaccine cúm có nguy cơ phải vào viện chăm sóc đặc biệt (ICU) thấp hơn 26% và nguy cơ tử vong do cúm thấp hơn 31% so với người chưa tiêm. Ở người cao tuổi và mắc bệnh nền, vaccine giúp giảm 70-80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến cúm. Tiêm phòng cúm cũng giúp thai phụ giảm 51% nguy cơ thai chết lưu, giảm 72% nguy cơ trẻ dưới 6 tháng tuổi nhập viện do cúm.
Việt Nam có hai loại vaccine cúm tứ giá thế hệ mới, phòng 4 chủng virus phổ biến gồm cúm A/H1N1, A/H3N2, B/Yamagata, B/Victoria, dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn. Hiệu quả phòng bệnh đến 90% và ngăn biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, viêm cơ tim, suy hô hấp….
Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi cần tiêm hai mũi cách nhau tối thiểu một tháng nếu chưa từng chủng ngừa cúm. Vaccine cần tiêm nhắc lại hàng năm. Phụ nữ nên tiêm phòng cúm trước và trong thai kỳ, tốt nhất từ tháng thứ 3 trở đi để bảo vệ sức khỏe, truyền kháng thể thụ động cho con.