Giao mùa uống trà nhân sâm để nhận được nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe

Nhân sâm được ví như 'vua thảo dược', uống trà nhân sâm có thể đem lại nhiều tác dụng đáng ngạc nhiên đối với sức khỏe.

Uống trà nhân sâm có tốt không, uống trà nhân sâm có mất ngủ không,... là một vài thắc mắc về tác dụng của trà nhân sâm đối với sức khỏe thường gặp. Dưới đây là những thông tin về lợi ích khi uống trà nhân sâm cũng như những điều cần lưu ý khi uống trà mà bạn có thể tham khảo.

1. Uống trà nhân sâm có tốt không?

Trà nhân sâm có thể được pha bằng nhân sâm tươi hoặc bột chiết xuất từ rễ nhân sâm. Tác dụng khi uống trà nhân sâm chủ yếu tới từ thành phần saponin gồm các ginsenosides có trong nhân sâm. Lưu ý rằng, các lợi ích của trà nhân sâm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho đơn thuốc và chỉ định của bác sĩ. Người đang bị bệnh hay thể trạng đặc biệt cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.

Các công dụng của trà nhân sâm có thể kể đến gồm:

- Cải thiện trí nhớ: Uống trà nhân sâm thường xuyên có thể cải thiện trí nhớ. Điều này là nhờ trà nhân sâm chứa một lượng lớn ginsenosides, có thể tác động trực tiếp đến não bộ từ đó giúp tăng cường hoạt động của tế bào não, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào não, rất có lợi cho việc tăng cường tư duy, tăng cường tập trung và cải thiện trí nhớ.

Uống trà nhân sâm có tốt không? Ảnh: ST

Uống trà nhân sâm có tốt không? Ảnh: ST

- Cải thiện huyết áp: Trà nhân sâm là thức uống tốt cho người bị hạ huyết áp nhờ tác dụng điều hòa huyết áp, thư giãn thần kinh và giảm căng thẳng. Do vậy với câu hỏi huyết áp cao uống nhân sâm được không thì câu trả lời là không. Nhân sâm là loại thảo dược "đại kỵ" với người bị bệnh cao huyết áp, nếu muốn dùng cần dùng theo chỉ định của bác sĩ. Bởi vị thuốc này có thể khiến huyết áp tăng lên nhanh chóng trước khi hạ xuống. Nếu huyết áp qua ngưỡng an toàn có thể gây ra các biến cố tim mạch nguy hiểm như vỡ mạch máu não.

- Cải thiện chức năng tim:Uống trà nhân sâm có thể tăng cường hiệu quả co bóp của cơ tim, từ đó đẩy nhanh quá trình lưu thông máu. Thói quen uống trà nhân sâm thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt từ đó cũng hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

- Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Trà nhân sâm với thành phần gồm polysaccharides và oligopeptides có thể có lợi trong việc giảm mệt mỏi, căng thẳng, lo âu bằng cách tăng năng lượng cho cơ thể.

Uống trà nhân sâm giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi (Ảnh: ST)

Uống trà nhân sâm giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi (Ảnh: ST)

- Có thể hỗ trợ tăng cường chức năng miễn dịch: Theo Healthline, nhân sâm có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus mạnh mẽ từ đó có thể tăng cường chức năng của hệ miễn dịch hay sức đề kháng của cơ thể.

Một nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất nhân sâm đỏ/đen có thể giúp tăng lượng tế bào miễn dịch và tăng mức độ chống oxy hóa trong gan. Tương tự, một nghiên cứu năm 2021 trên NCBI về tác dụng của hồng sâm ở người trưởng thành với sự tham gia của 100 tình nguyện viên cho thấy, dùng 2 gam hồng sâm mỗi ngày trong 8 tuần có thể giúp tăng đáng kể số lượng tế bào miễn dịch so với dùng giả dược.

Theo Đông Y, nhân sâm là vị thuốc quý. Nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn (ấm) tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân dịch, ích trí, làm sáng mắt, trừ tà khí, làm chậm lão hóa, tăng tuổi thọ. Tuy nhiên, không nên dùng nhân sâm khi đang bị ốm sốt cao, chỉ nên dùng sau khi khỏi bệnh để tăng cường thể trạng, bồi bổ khí huyết.

Theo Đông Y, nhân sâm là vị thuốc quý (Ảnh: ST)

Theo Đông Y, nhân sâm là vị thuốc quý (Ảnh: ST)

Chưa rõ rằng uống trà nhân sâm có đem lại lợi ích với hệ miễn dịch tương tự như khi tiêu thụ nhân sâm trực tiếp hay chiết xuất nhân sâm không nhưng thêm trà nhân sâm vào danh sách đồ uống cũng giúp hỗ trợ quá trình hydrat hóa cho cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất có lợi.

- Ổn định đường huyết: Uống trà nhân sâm cũng có tác dụng điều hòa tốt đối với tình trạng tăng đường huyết và tiểu đường. Polysaccharides nhân sâm và ginsenosides có trong trà là thành phần hạ đường huyết tự nhiên có thể cải thiện chức năng tuyến tụy và thúc đẩy tiết insulin.

2. Câu hỏi thường gặp khi uống nhân sâm

- Uống trà sâm lúc nào là tốt nhất? Thời điểm tốt nhất để uống trà nhân sâm là buổi sáng sau khi ăn và nên uống khi trà còn nóng. Bạn cũng có thể uống trà sâm vào buổi trưa hoặc buổi chiều. Tuy nhiên không nên uống trà sâm vào buổi tối hoặc sau 5 giờ chiều bởi nhân sâm có thể thúc đẩy tăng năng lượng, kích thích vỏ não, tăng hưng phấn dễ dẫn tới mất ngủ vào buổi tối.

Thời điểm tốt nhất để uống trà nhân sâm là buổi sáng sau khi ăn và nên uống khi trà còn nóng (Ảnh: ST)

Thời điểm tốt nhất để uống trà nhân sâm là buổi sáng sau khi ăn và nên uống khi trà còn nóng (Ảnh: ST)

- Uống nhân sâm có nóng không? Câu trả lời là không. Nhân sâm còn có tác dụng điều hòa thân nhiệt (ôn tính), hỗ trợ quá trình lưu thông máu từ đó giúp nhiệt độ dưới da không chịu nhiều tác động của nhiệt độ bên ngoài môi trường.

- Ai không nên uống trà nhân sâm? Người bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, huyết áp cao, ứ huyết, phụ nữ mang thai, người bị rối loạn đông máu, người có các tình trạng sức khỏe nhạy cảm với estrogen (ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, u xơ cổ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung), rối loạn kinh nguyệt, bệnh nhân tâm thần phân liệt. người chuẩn bị phẫu thuật (ít nhất 2 tuần), rối loạn tự miễn không nên tự ý dùng nhân sâm mà cần nói chuyện trước với bác sĩ để nhận được lời khuyên với tình trạng bệnh của bản thân.

Ai không nên uống trà nhân sâm? Ảnh: ST

Ai không nên uống trà nhân sâm? Ảnh: ST

Để pha trà nhân sâm rất đơn giản, bạn chỉ cần ngâm khoảng 5 - 6 lát nhân sâm tươi cùng nước nóng (không phải nước sôi 100 độ C) và chờ khoảng 10 - 15 phút là có thể thưởng thức. Nếu đang sử dụng thuốc chữa bệnh theo đơn, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thêm trà nhân sâm vào chế độ ăn uống hàng ngày để tránh gây tương tác thuốc, ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và phục hồi.

Châu Anh (tổng hợp)

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/giao-mua-uong-tra-nhan-sam-de-nhan-duoc-nhieu-loi-ich-bat-ngo-cho-suc-khoe-20250211172008294.htm
Zalo