Loài thú cổ tuyệt chủng 11 triệu năm bỗng hồi sinh kỳ diệu ở Việt Nam 12 năm trước, khiến cả thế giới chấn động

Việc phát hiện ra loài động vật này không chỉ gây xôn xao ở Việt Nam mà còn khiến cả thế giới chấn động. Sau 11 triệu năm mất tích, loài này đã có sự hồi sinh đầy diệu kỳ.

Đầu thế kỷ 20, hai nhà khoa học M.F. Robinson và R.J. Timmins thuộc Tổ chức Bảo tồn Động thực vật quốc tế (FFI). Họ tuyên bố đã thu được 12 mẫu của một loài thú gặm nhấm kỳ lạ, khác hẳn những loài thú gặm nhấm hiện tại tên thế giới. Rất nhanh chóng, năm 2005, loài này được xếp vào một họ mới, có tên khoa học là Laonestidae, tức chuột đá Lào.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Năm 2011, FFI lại cho biết họ đã phát hiện chuột đá Lào còn sống ở vùng rừng núi của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình). Đặc biệt hơn, đây mới được xem là “thủ phủ” của chuột đá Lào. Tuyên bố này khiến giới khoa học rúng động, tất cả đều đổ dồn sự chú ý vào Phong Nha – Kẻ Bàng của Việt Nam.

Tuy nhiên, kết quả phân tích lại cho thấy loài chuột ở Phong Nha – Kẻ Bàng dù cùng giống Laonastes nhưng độc lập với chuột đá Lào. Nói cách khác, nó là một loài mới. Vì thế mà chúng được đặt cho cái tên hoàn toàn khác: Chuột đá Trường Sơn, tên khoa học là Laonastes aenigmamus, thuộc giống Laonestes. Đây là đại diện sống duy nhất của họ thú cổ Diatomyidae được xem là đã tuyệt chủng từ kỷ Miocence, khoảng 11 triệu năm trước. Cũng từ sau khi phát hiện loài này, danh lục Thú Việt Nam nâng lên con số 322 loài.

Đặc biệt hơn cả, chuột đá Lào được giới khoa học xem như “hiệu ứng” hồi sinh của họ Diatomyidae. Nó là hiện tượng liên quan đến các phát hiện hóa thạch sinh vật, sự tái xuất của một bậc phân loại sau thời gian dài hàng triệu năm không có ghi nhận, bị xem là tuyệt chủng.

Hiệu ứng hồi sinh rất hiếm gặp ở các loài thú. Việc phát hiện ra chuột đá Trường Sơn, đại diện sống của họ Diatomyidae là ví dụ điển hình cho hiệu ứng kỳ diệu này.

Được biết, người đồng bào Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa từng bẫy bắt được chuột đá từ trước đó, xem nó là nguồn thực phẩm trong thời gian thiếu ăn. Người Rục gọi chúng là “ninh cùng”, nhận xét thịt có vị khá đắng nhưng cũng phải ăn tạm khi đói khổ. Sau này, khi đã biết cấy lúa, làm nương, có thực phẩm khác để ăn, họ không còn ăn thịt chuột đá nữa.

Giới khoa học nhận định, chuột đá Trường Sơn hiện này sinh sống không vượt quá 500.000 ha trong vùng giao thoa của vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.

Theo Sở hữu trí tuệ

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/loai-thu-co-tuyet-chung-11-trieu-nam-bong-hoi-sinh-ky-dieu-o-viet-nam-12-nam-truoc-khien-ca-the-gioi-chan-dong/20250114093437539
Zalo