Lịch sử Việt Nam trên gốm Biên Hòa
Đồng Nai vừa tổ chức thành công sự kiện Festival gốm Biên Hòa. Tại Festival, khách tham quan được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm gốm Biên Hòa xưa và nay. Đồng thời, được ngắm những dòng sản phẩm gốm đến từ các làng gốm nổi tiếng trong cả nước như: Bát Tràng, Bình Dương, Bàu Trúc, gốm đất đỏ Vĩnh Long…

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Minh Dũng (thứ 4,từ trái qua) cùng các đại biểu tham quan triển lãm Trăm năm gốm Biên Hòa.
Trong không gian gốm Biên Hòa, cùng với những sản phẩm gốm dùng làm vật dụng trong sinh hoạt gia đình như các loại bình trang trí, gia dụng là các bức tượng, tranh, đôn… Đặc biệt, khá nhiều sản phẩm gốm Biên Hòa tạo ấn tượng với những họa tiết kể về lịch sử cách mạng Việt Nam trên những sản phẩm gốm cả xưa lẫn nay.
Những tác phẩm gốm như: Bình Kỷ niệm mùa xuân năm 1975 được nghệ nhân gốm làm nhân dịp miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước; tác phẩm bình Hai Bà Trưng phạt Hán nói về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng những năm 40-43 sau Công nguyên; tác phẩm Nam Bộ kháng chiến được chế tác những năm 1980; tác phẩm về chân dung và oai phong của khai quốc công thần xứ Đồng Nai, Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh… Đây là những tác phẩm được các nghệ nhân gốm của các cơ sở, doanh nghiệp gốm trên địa bàn tỉnh và cả những tác phẩm được các nhà sưu tầm nhiều năm trong dân gian.

Tác phẩm dĩa gốm về vị khai quốc công thần xứ Đồng Nai, Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh.

Tác phẩm gốm khắc họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và tinh thần đấu tranh của cách mạng Việt Nam.

Tác phẩm gốm Miền Nam kháng chiến.

Biểu tượng Kỷ niệm 50 giải phóng miền Nam với những con số 50 được làm từ gốm Biên Hòa.

Tác phẩm gốm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và hình ảnh xe tăng húc cổng Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975.

Tác phẩm tượng gốm Quang Trung cưỡi ngựa.

Tác phẩm gốm Hai Bà Trưng phạt Hán.

Một số tác phẩm gốm Biên Hòa xưa tại Triển lãm Trăm năm gốm Biên Hòa.