'Hổ tướng' Quan Vũ chưa từng dùng Thanh long yển nguyệt đao?

Trong Tam quốc diễn nghĩa, 'hổ tướng' Quan Vũ được mô tả sử dụng binh khí là Thanh long yển nguyệt đao. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, Quan Vũ thực chất sử dụng kiếm khi chiến đấu.

Nhà văn La Quán Trung mô tả " hổ tướng" Quan Vũ nổi tiếng trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa với hình ảnh mặt đỏ, râu dài, tay cầm Thanh long yển nguyệt đao, cưỡi ngựa Xích Thố. Mãnh tướng nhà Thục Hán này đã đánh bại, tiêu diệt không ít võ tướng. Người đời sau đã gọi Thanh long yển nguyệt đao của ông là Quan đao.

Nhà văn La Quán Trung mô tả " hổ tướng" Quan Vũ nổi tiếng trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa với hình ảnh mặt đỏ, râu dài, tay cầm Thanh long yển nguyệt đao, cưỡi ngựa Xích Thố. Mãnh tướng nhà Thục Hán này đã đánh bại, tiêu diệt không ít võ tướng. Người đời sau đã gọi Thanh long yển nguyệt đao của ông là Quan đao.

Sau khi Quan Vũ qua đời năm 220, Thanh long yển nguyệt đao của mãnh tướng này bị vị tướng của nhà Đông Ngô là Phan Chương chiếm làm của riêng. Về sau, Quan Hưng, con của Quan Vân Trường đã giết Phan Chương để trả thù cho cha và lấy lại Thanh long yển nguyệt đao.

Sau khi Quan Vũ qua đời năm 220, Thanh long yển nguyệt đao của mãnh tướng này bị vị tướng của nhà Đông Ngô là Phan Chương chiếm làm của riêng. Về sau, Quan Hưng, con của Quan Vân Trường đã giết Phan Chương để trả thù cho cha và lấy lại Thanh long yển nguyệt đao.

Thanh long yển nguyệt đao của Quan Vũ được mô tả nặng 82 cân (khoảng 49 kg ngày nay). Đây là loại binh khí có mũi nhọn, cán dài, lưỡi có hình tựa bán nguyệt, trên đao có khắc hình con rồng. Yển nguyệt có nghĩa là cong như nửa đường cung của mặt trăng. Khi Quan Vũ xuất trận, người ta vẫn hay gọi nó là Thanh long đao do màu xanh của sắc đao mỗi khi chém vào kẻ địch.

Thanh long yển nguyệt đao của Quan Vũ được mô tả nặng 82 cân (khoảng 49 kg ngày nay). Đây là loại binh khí có mũi nhọn, cán dài, lưỡi có hình tựa bán nguyệt, trên đao có khắc hình con rồng. Yển nguyệt có nghĩa là cong như nửa đường cung của mặt trăng. Khi Quan Vũ xuất trận, người ta vẫn hay gọi nó là Thanh long đao do màu xanh của sắc đao mỗi khi chém vào kẻ địch.

Tuy nhiên, nghiên cứu của nhiều chuyên gia, nhà sử học cho rằng, trên thực tế, Quan Vũ không hề sử dụng Thanh long yển nguyệt đao mà dùng kiếm khi chiến đấu khắp sa trường. Bởi lẽ, trong chính sử, không có nhân vật nào thời Tam quốc sử dụng Thanh long yển nguyệt đao.

Tuy nhiên, nghiên cứu của nhiều chuyên gia, nhà sử học cho rằng, trên thực tế, Quan Vũ không hề sử dụng Thanh long yển nguyệt đao mà dùng kiếm khi chiến đấu khắp sa trường. Bởi lẽ, trong chính sử, không có nhân vật nào thời Tam quốc sử dụng Thanh long yển nguyệt đao.

Loại đao như Thanh long yển nguyệt đao phải đến cuối thời Đường, đầu nhà Tống (những năm 900) mới bắt đầu xuất hiện (tức hơn 700 năm sau khi Quan Vũ mất).

Loại đao như Thanh long yển nguyệt đao phải đến cuối thời Đường, đầu nhà Tống (những năm 900) mới bắt đầu xuất hiện (tức hơn 700 năm sau khi Quan Vũ mất).

Nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm cho rằng, vào thời Tam quốc, các nghệ nhân chưa thể tạo ra loại đại đao có lưỡi lớn như Thanh long yển nguyệt đao mà La Quán Trung mô tả trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa.

Nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm cho rằng, vào thời Tam quốc, các nghệ nhân chưa thể tạo ra loại đại đao có lưỡi lớn như Thanh long yển nguyệt đao mà La Quán Trung mô tả trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa.

Dưới thời Tam quốc, người ta đã rèn ra một số loại đao nhưng có kích thước nhỏ hơn, có dạng lưỡi thẳng, dài trên dưới 1m. Trong đó, đao của nhà Đông Ngô dài khoảng 60 cm, đao của nhà Thục dài khoảng 1,2m.

Dưới thời Tam quốc, người ta đã rèn ra một số loại đao nhưng có kích thước nhỏ hơn, có dạng lưỡi thẳng, dài trên dưới 1m. Trong đó, đao của nhà Đông Ngô dài khoảng 60 cm, đao của nhà Thục dài khoảng 1,2m.

Trong cuốn sách cổ xưa nhất nói về vũ khí của Quan Vũ là Cổ kim đao kiếm lục được viết vào thế kỷ thứ 5 có ghi rằng mãnh tướng này lấy sắt từ núi Võ Đô rèn nên 2 thanh kiếm.

Trong cuốn sách cổ xưa nhất nói về vũ khí của Quan Vũ là Cổ kim đao kiếm lục được viết vào thế kỷ thứ 5 có ghi rằng mãnh tướng này lấy sắt từ núi Võ Đô rèn nên 2 thanh kiếm.

Tiếp đến, trong "Tam quốc chí" viết về sự kiện Vũ giết Nhan Lương có đoạn: “Vũ trông thấy cờ chỉ huy chữ Lương, giục ngựa đâm Lương trong vạn người, chém đầu hắn”. Tuy nhiên, không rõ ông dùng vũ khí gì để đâm.

Tiếp đến, trong "Tam quốc chí" viết về sự kiện Vũ giết Nhan Lương có đoạn: “Vũ trông thấy cờ chỉ huy chữ Lương, giục ngựa đâm Lương trong vạn người, chém đầu hắn”. Tuy nhiên, không rõ ông dùng vũ khí gì để đâm.

Từ những chi tiết này, giới nghiên cứu nhận định Quan Vũ từng rèn kiếm để sử dụng. Ngoài binh khí này, mỗi khi xông pha trên chiến trường để đâm, chém kẻ địch, Quan Vũ cũng có thể sử dụng dùng mâu, kích… Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Từ những chi tiết này, giới nghiên cứu nhận định Quan Vũ từng rèn kiếm để sử dụng. Ngoài binh khí này, mỗi khi xông pha trên chiến trường để đâm, chém kẻ địch, Quan Vũ cũng có thể sử dụng dùng mâu, kích… Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Mời độc giả xem video: Kỳ lạ hồ nước ở Trung Quốc dù khô cạn nhưng chứa toàn đá quý.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ho-tuong-quan-vu-chua-tung-dung-thanh-long-yen-nguyet-dao-2103238.html
Zalo