Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải

Sáng nay (7/5), tại xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé), tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm chào mừng kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025).

Dự buổi lễ có các đồng chí: Trung tướng Thái Đại Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam; Thiếu tướngNguyễn Đức Mạnh, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái,Phó Chính ủy Quân khu II.

Về phía tỉnhĐiện Biên có các đồng chí: Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnhủy; Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lò Văn Phương, Ủy viênBan Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Đại biêủdự Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải.

Đại biêủdự Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải.

Công trình Cộtcờ A Pa Chải được khởi công xây dựng tháng 11/2023, với tổng mức đầu tư 31 tỷ đồng; trên đỉnh núi cao 1.459m so với mực nước biển, thuộc dãyKhoang La San, xã Sín Thầu, cách Mốc 0 - ngã ba biên giới Việt Nam - Lào -Trung Quốc gần 1.400m.

Tổng thểkhuôn viên rộng 407m2, bao gồm phần đường dạo xung quanh, sânchào cờ, bồn hoa cảnh quan; trung tâm là Cột cờ mang ý nghĩa gắn kết cácdân tộc anh em quây quần quanh ngọn lửa thiêng của dân tộc. Từ trên cao nhìn xuốngđược cách điệu như bông hoa ban nở giữa núi rừng Tây Bắc.

Cột cờ có tổngchiều cao 45,19m; kích thước lá cờ 7,5x5m, thân cột cờ được tạo khối hình bát giác. Phần chân cột cờ tạo điểmnhấn bằng 5 bức phù điêu mang hình ảnh đặc trưng văn hóa Tây Bắc, họa tiết dântộc, theo 5 chủ đề chính: Sựtích Quả bầu mẹ - truyền thuyết của dân tộc Khơ Mú (sự hình thành của các dân tộcViệt Nam trong đó có 19 dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên). Văn hóa tín ngưỡng và lễ hội (hoạt động của 9/19 dân tộc) - là các loại hình vănhóa phi vật thể đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Lao động, sản xuất và nghề truyền thống - một số nghề đã được công nhận là Di sảnvăn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian trong đó múa Khèn Mông và múa của dân tộcKhơ Mú đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Quảngtrường 7/5, vòng xòe đoàn kết các dân tộc, quân và dân một lòng trong lễ kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/52024) - Xòe Thái đã được UNESCOghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Cột cờ A Pa Chải.

Cột cờ A Pa Chải.

Ngoài ra,trên đỉnh cột cờ có ốp phù điêu đá với chủ đề Bác Hồ với các dân tộc Tây Bắc.Đường lên cột cờ gồm 519 bậc (tượng trưng cho 19 dân tộc anh em của tỉnh ĐiệnBiên) theo địa hình tự nhiên của sườn đồi.

Cộtcờ A Pa Chải không chỉ là một công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử, vănhóa và chính trị sâu sắc, mà còn là biểu tượng khẳng định chủ quyền lãnh thổthiêng liêng của Tổ quốc. Đây sẽ là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạngcho thế hệ trẻ, góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia khu vực biên giới. Đồngthời, công trình sẽ trở thành điểm nhấn cho cung du lịch Điện Biên - cực Tây APa Chải, tạo động lực cho ngành du lịch Điện Biên phát triển.

Chủ tịchUBND tỉnh Lê Thành Đô phát biểu tại buổi lễ.

Chủ tịchUBND tỉnh Lê Thành Đô phát biểu tại buổi lễ.

Thay mặt cácđồng chí lãnh đạo tỉnh Điện Biên, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô gửi lời cảm ơnchân thành đến lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo Ngânhàng Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á đã luôn ủnghộ, tạo điều kiện giúp đỡ tỉnh Điện Biên trong thực hiện nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội nói chung và hỗ trợ xây dựng cột cờ A Pa Chải nói riêng. Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của cán bộ,chiến sĩ bộ đội biên phòng tỉnh và các đơn vị liên quan đã khắc phục khó khăntrong triển khai xây dựng công trình Cột cờ A Pa Chải. Cột cờ A Pa Chải khi hoànthành sẽ là điểm nhấn du lịch của Mường Nhé nói riêng, tỉnh Điện Biên nói chung,góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh nhà trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Dođó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đơn vị liênquan tiếp tục hoàn thiện các hạng mục còn lại, tổchức quản lý, khai thác hiệu quả.

Tại buổi lễ,ông Lê Anh Tú, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á chia sẻ: Đượcđồng hành cùng công trình Cột cờ A Pa Chải là niềm vinh dự, tự hào của tập thểcán bộ, nhân viên Ngân hàng. Chúng tôi tin tưởng rằng, Cột cờ A Pa Chải khôngchỉ là điểm nhấn văn hóa, lịch sử, địa chỉ đỏ góp phần giáo dục lòng yêu nướccho thế hệ trẻ, mà còn trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,du lịch, giao lưu văn hóa và biên mậu khu vực biên giới Tây Bắc.

Các đại biêủthực hiện nghi thức gắn biển Công trình Cột cờ A Pa Chải.

Sau nghi thứcgắn biển công trình, Lễ Thượng cờ được tổ chức nghiêm trang trọng thể.

Các đại biểu thực hiện lễ Thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải.

Các đại biểu thực hiện lễ Thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải.

Khi Quốc cacất lên nơi biên cương cực Tây của Tổ Quốc, mọi ánh mắt đều hướng về lá cờTổ quốc rộng 37,5m2; trái tim cùngchung nhịp đập, dâng trào lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước.

Lễ Thượng cờtại Cột cờ A Pa Chải không chỉ là một nghi thức thiêng liêng, còn là nguồn độngviên tinh thần to lớn đối với toàn thể cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang vànhân dân các dân tộc có mặt tại đây. Đồng thời, là dịp mỗi người tự nhắc nhởvề trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ vững an ninh biên giới; lan tỏa lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường đến với nhân dân và dukhách.

Đại biểu trồngcây xanh trong khuôn viên Cột cờ.

Đại biểu trồngcây xanh trong khuôn viên Cột cờ.

Nhân dịp này,các đại biểu Trung ương và địa phương đã trồng cây xung quanh khuôn viên Cột cờA Pa Chải.

Phạm Trung

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/chinh-tri/le-thuong-co-va-gan-bien-cong-trinh-cot-co-a-pa-chai
Zalo