Lễ rước nước, tế cá Đền Trần Nam Định: Truyền thống linh thiêng và khởi nguồn phúc lộc

Vào mỗi dịp xuân về, khi không khí rộn ràng khắp vùng đất Nam Định, Lễ rước nước, tế cá tại Đền Trần lại trở thành một nghi thức tôn vinh cội nguồn, là dịp để con cháu hậu sinh tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong một năm mới an lành, thịnh vượng.

Nghi lễ này không chỉ là biểu tượng của sự kết nối giữa con người và thiên nhiên, mà còn là khoảnh khắc giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, khẳng định niềm tin vào truyền thống văn hóa lâu đời.

Theo dòng chảy của thời gian, tổ tiên nhà Trần vốn xuất thân từ nghề chài lưới, xuôi theo dòng sông Hồng đến Nam Định, tìm thấy mảnh đất phì nhiêu và lập nên vương triều hùng mạnh với 14 đời vua lừng lẫy. Để tưởng nhớ nguồn gốc ấy, nghi lễ "rước nước, tế cá" được tổ chức hàng năm vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch, như một lời tri ân sâu sắc đến tổ tiên.

Trong sáng nay (9/2), lễ hội Đền Trần (Nam Định) diễn ra với nghi lễ rước nước, tế cá. Nghi lễ bắt đầu từ sớm tinh mơ (khoảng 6 giờ sáng) với các nghi thức dâng hương, sớ, thỉnh chân nhang tại Đền Cố Trạch. Sau đó, đoàn rước long trọng tiến hành rước kiệu ra giếng Rồng để lấy nước. Đoàn rước đông đảo, bao gồm nhiều thành phần: Đội rước rồng, lân, chiêng, trống, đội bát âm, kiệu rước nước, kiệu rước cá, đội đánh bắt cá với đầy đủ dụng cụ (vó, giậm, nơm…), kiệu Thánh, đội tế nam quan, đội tế nữ quan…

Đoàn rước đi từ Đền Thiên Trường sang giếng Rồng

Đoàn rước đi từ Đền Thiên Trường sang giếng Rồng

Dụng cụ (vó, giậm, nơm…) chuẩn bị cho nghi lễ bắt cá

Dụng cụ (vó, giậm, nơm…) chuẩn bị cho nghi lễ bắt cá

Việc lấy nước được thực hiện bởi một người cao tuổi được lựa chọn kỹ càng, tuân theo các tiêu chuẩn khắt khe về sức khỏe, đạo đức và gia đình. Sau khi lấy nước, đoàn rước chuyển sang ao thả cá gần giếng Rồng để đánh bắt hai loại cá: Cá quả (Triều đẩu) và cá chép (Long ngư). Cá được lựa chọn kỹ, đựng trong thúng sơn đỏ, rồi rước về Đền Thiên Trường để thực hiện nghi lễ dâng nước và tế cá.

Nước được lấy từ giếng Rồng đưa vào chóe để về làm lễ

Nước được lấy từ giếng Rồng đưa vào chóe để về làm lễ

Sau khi lấy nước, đoàn rước chuyển sang ao thả cá gần giếng Rồng để đánh bắt cá

Sau khi lấy nước, đoàn rước chuyển sang ao thả cá gần giếng Rồng để đánh bắt cá

Cá được đựng trong thúng sơn đỏ, rồi rước về Đền Thiên Trường để thực hiện nghi lễ dâng nước và tế cá.

Cá được đựng trong thúng sơn đỏ, rồi rước về Đền Thiên Trường để thực hiện nghi lễ dâng nước và tế cá.

Chóe đựng nước được lấy từ giếng Rồng

Chóe đựng nước được lấy từ giếng Rồng

Theo cụ Trần Huy Chiến, lễ "rước nước, tế cá" được nhà đền, ban tổ chức lễ hội chuẩn bị từ trước đó hàng tháng và được phục dựng, gìn giữ, bảo tồn, đáp ứng ước nguyện sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân địa phương, ước mong giữ mãi hào khí Đông A để trao truyền cho các thế hệ con cháu.

Theo cụ Trần Huy Chiến, lễ "rước nước, tế cá" được nhà đền, ban tổ chức lễ hội chuẩn bị từ trước đó hàng tháng và được phục dựng, gìn giữ, bảo tồn, đáp ứng ước nguyện sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân địa phương, ước mong giữ mãi hào khí Đông A để trao truyền cho các thế hệ con cháu.

Nghi lễ rước nước, tế cá tại Đền Trần là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng đặc sắc, mang ý nghĩa sâu sắc về lịch sử, văn hóa và tinh thần cầu mong cho sự thịnh vượng của cộng đồng. Sự phục dựng và duy trì nghi lễ này không chỉ giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống mà còn thể hiện lòng thành kính của người dân đối với tổ tiên và niềm tin vào một năm mới tốt lành, mùa màng bội thu.

Nguyên Hạnh - Tuấn Dũng

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/le-ruoc-nuoc-te-ca-den-tran-nam-dinh-truyen-thong-linh-thieng-va-khoi-nguon-phuc-loc-20250209112512361.htm
Zalo