'Lắng nghe con nói' - Nơi gửi gắm những ước mơ của trẻ em dân tộc thiểu số

Những bức tranh, những video, clip tham dự Cuộc thi 'Lắng nghe con nói' do Hội LHPN Việt Nam tổ chức gửi gắm nhiều mong ước, ước mơ của các trẻ em dân tộc thiểu số.

 Các em thích thú ngắm những bức tranh tham gia cuộc thi "Lắng nghe con nói"

Các em thích thú ngắm những bức tranh tham gia cuộc thi "Lắng nghe con nói"

Cuộc thi Sáng tác sản phẩm truyền thông về Bình đẳng giới cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi mang tên "Lắng nghe con nói" do Trung ương Hội LHPN Việt Nam chủ trì, phối hợp với Hội đồng Đội Trung ương và Bộ GD&ĐT triển khai.

Cuộc thi Sáng tác sản phẩm truyền thông về Bình đẳng giới cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi mang tên "Lắng nghe con nói" do Trung ương Hội LHPN Việt Nam chủ trì, phối hợp với Hội đồng Đội Trung ương và Bộ GD&ĐT triển khai.

Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh ngắm bức tranh làm bằng chất liệu đặc biệt của nhóm học sinh trường Tiểu học và THCS Dân Chủ - Quảng La, xã Dân chủ, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh ngắm bức tranh làm bằng chất liệu đặc biệt của nhóm học sinh trường Tiểu học và THCS Dân Chủ - Quảng La, xã Dân chủ, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

37 tác phẩm tiêu biểu gồm 20 tranh, 17 clip được Ban tổ chức lựa chọn vào vòng chung kết. Các tác phẩm đa dạng về nội dung (phản ánh một số vấn đề thực tế đang tác động, ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập của các em như: bạo lực gia đình, phân biệt đối xử giữa con trai, con gái, vấn đề tảo hôn, định kiến giới, khuôn mẫu giới…), qua đó thể hiện mong muốn của các em về một gia đình hạnh phúc.

37 tác phẩm tiêu biểu gồm 20 tranh, 17 clip được Ban tổ chức lựa chọn vào vòng chung kết. Các tác phẩm đa dạng về nội dung (phản ánh một số vấn đề thực tế đang tác động, ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập của các em như: bạo lực gia đình, phân biệt đối xử giữa con trai, con gái, vấn đề tảo hôn, định kiến giới, khuôn mẫu giới…), qua đó thể hiện mong muốn của các em về một gia đình hạnh phúc.

Tác phẩm "Điều con ước" đạt giải Nhất thể loại Sáng tác tranh của em Lùng Thị Phương Thảo (trường PTDTBT Nậm Mòn, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai): Bức tranh là điều mà con ước từ lâu, ước được ở gần mẹ mỗi ngày để con có một giấc ngủ ngon mà bao lâu nay con thầm ước, để con được lớn lên từng ngày trong vòng tay của mẹ.

Tác phẩm "Điều con ước" đạt giải Nhất thể loại Sáng tác tranh của em Lùng Thị Phương Thảo (trường PTDTBT Nậm Mòn, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai): Bức tranh là điều mà con ước từ lâu, ước được ở gần mẹ mỗi ngày để con có một giấc ngủ ngon mà bao lâu nay con thầm ước, để con được lớn lên từng ngày trong vòng tay của mẹ.

Tác phẩm "Điều con muốn nói" của nhóm tác giả Già Thị Dia, Vừ Mí Sính (Trường Trung học cơ sở bán trú xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) đạt giải đặc biệt thể loại Sáng tác Video, clip. Già Thị Dia chia sẻ: "Vì nhận thức thấp nên các bạn gái ở thôn bản em thường nghỉ học sớm để đi lấy chồng. Em mong, các bạn gái không bị bố mẹ bắt nghỉ học sớm để đi lao động, đi lấy chồng. Đặc biệt, các bạn ấy cần vượt qua định kiến của chính bản thân mình để có cuộc sống tốt đẹp hơn hiện nay"

Tác phẩm "Điều con muốn nói" của nhóm tác giả Già Thị Dia, Vừ Mí Sính (Trường Trung học cơ sở bán trú xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) đạt giải đặc biệt thể loại Sáng tác Video, clip. Già Thị Dia chia sẻ: "Vì nhận thức thấp nên các bạn gái ở thôn bản em thường nghỉ học sớm để đi lấy chồng. Em mong, các bạn gái không bị bố mẹ bắt nghỉ học sớm để đi lao động, đi lấy chồng. Đặc biệt, các bạn ấy cần vượt qua định kiến của chính bản thân mình để có cuộc sống tốt đẹp hơn hiện nay"

Tác phẩm "Giã gạo cùng bố mẹ" đạt giải Nhì của em Vi Min Chơn (học sinh lớp 3, Trường Tiểu học Châu Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An). Chơn chia sẻ: "Sinh ra và lớn lên tại một xã đặc biệt khó khăn của huyện Quỳ Hợp, là người dân tộc Thái, cuộc sống gia đình em còn nhiều khó khăn, vất vả. Hằng ngày, ngoài thời gian cắp sách đến trường cùng các bạn thì em luôn giúp đỡ bố mẹ để làm công việc nhà. Mặc dù hoàn cảnh còn nhiều khó khăn nhưng gia đình em luôn yêu thương nhau, giúp đỡ nhau. Em sẽ cố gắng học thật tốt để sau này trở thành người có ích cho gia đình và xã hội".

Tác phẩm "Giã gạo cùng bố mẹ" đạt giải Nhì của em Vi Min Chơn (học sinh lớp 3, Trường Tiểu học Châu Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An). Chơn chia sẻ: "Sinh ra và lớn lên tại một xã đặc biệt khó khăn của huyện Quỳ Hợp, là người dân tộc Thái, cuộc sống gia đình em còn nhiều khó khăn, vất vả. Hằng ngày, ngoài thời gian cắp sách đến trường cùng các bạn thì em luôn giúp đỡ bố mẹ để làm công việc nhà. Mặc dù hoàn cảnh còn nhiều khó khăn nhưng gia đình em luôn yêu thương nhau, giúp đỡ nhau. Em sẽ cố gắng học thật tốt để sau này trở thành người có ích cho gia đình và xã hội".

Tác phẩm "Niềm vui của em" đạt Giải đặc biệt thể loại Sáng tác tranh của nhóm Nhóm tác giả: Hồ Thị Khoa, Hồ Thị Ngân, Hồ Thị Viểu, học sinh Lớp 9A, Trường Phổ thông dân tộc nội trú Đăk Krông, tỉnh Quảng Trị

Tác phẩm "Niềm vui của em" đạt Giải đặc biệt thể loại Sáng tác tranh của nhóm Nhóm tác giả: Hồ Thị Khoa, Hồ Thị Ngân, Hồ Thị Viểu, học sinh Lớp 9A, Trường Phổ thông dân tộc nội trú Đăk Krông, tỉnh Quảng Trị

Em Hồ Thị Ngân (dân tộc Bru Vân Kiều) cho biết: "Niềm vui của em đơn giản là được sống với gia đình yêu thương của mình, ngày ngày được cắp sách tới trường, được mẹ chải tóc, được mẹ chăm sóc, được vui chơi với các bạn nam trong bản làng. Đặc biệt, em cảm thấy vui hơn khi được nhìn thấy bố chia sẻ công việc nhà với mẹ. Niềm vui đó chính là niềm hạnh phúc của gia đình em. Em tin rằng, khi nhiều gia đình hạnh phúc sẽ làm nên một cộng đồng, một xã hội hạnh phúc".

Em Hồ Thị Ngân (dân tộc Bru Vân Kiều) cho biết: "Niềm vui của em đơn giản là được sống với gia đình yêu thương của mình, ngày ngày được cắp sách tới trường, được mẹ chải tóc, được mẹ chăm sóc, được vui chơi với các bạn nam trong bản làng. Đặc biệt, em cảm thấy vui hơn khi được nhìn thấy bố chia sẻ công việc nhà với mẹ. Niềm vui đó chính là niềm hạnh phúc của gia đình em. Em tin rằng, khi nhiều gia đình hạnh phúc sẽ làm nên một cộng đồng, một xã hội hạnh phúc".

Tác phẩm "Bữa cơm gia đình" của Nhóm thủ lĩnh trường PTDTBT Ba Khan, tỉnh Hòa Bình, đạt giải Nhì với thông điệp: "Bữa cơm gia đình là khoảnh khắc ý nghĩa nhất, nơi các thành viên được quây quần, sum họp, cùng nhau chia sẻ về những niềm vui, nỗi buồn trong một ngày dài. Cả nhà có thêm nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc nhau"

Tác phẩm "Bữa cơm gia đình" của Nhóm thủ lĩnh trường PTDTBT Ba Khan, tỉnh Hòa Bình, đạt giải Nhì với thông điệp: "Bữa cơm gia đình là khoảnh khắc ý nghĩa nhất, nơi các thành viên được quây quần, sum họp, cùng nhau chia sẻ về những niềm vui, nỗi buồn trong một ngày dài. Cả nhà có thêm nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc nhau"

Tỉnh Quảng Ngãi có 5 tác phẩm tham dự chung kết Cuộc thi "Lắng nghe con nói" (trong đó có 1 giải nhì, 1 giải ba và 3 giải khuyến khích). Hội LHPN tỉnh Quảng Ngãi được vinh dự nhận giấy chứng nhận là 1 trong 3 đơn vị có nhiều bài dự thi chất lượng nhất.

Tỉnh Quảng Ngãi có 5 tác phẩm tham dự chung kết Cuộc thi "Lắng nghe con nói" (trong đó có 1 giải nhì, 1 giải ba và 3 giải khuyến khích). Hội LHPN tỉnh Quảng Ngãi được vinh dự nhận giấy chứng nhận là 1 trong 3 đơn vị có nhiều bài dự thi chất lượng nhất.

Bài, ảnh: N.Minh

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/lang-nghe-con-noi-noi-gui-gam-nhung-uoc-mo-cua-tre-em-dan-toc-thieu-so-20231111221904326.htm
Zalo