Làng bánh tráng nức tiếng Bình Định tranh thủ nắng ráo nổi lửa kịp phục vụ Tết

Thôn Trường Cửu, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn nằm cách TP. Quy Nhơn (Bình Định) khoảng chừng 30km về hướng tây bắc, nổi tiếng với nghề làm bánh tráng xưa nay. Nghề làm bánh góp phần phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời giúp nâng cao đời sống người dân.

Theo người dân thôn Trường Cửu, nghề làm bánh tráng tuy nhọc công nhưng có việc làm quanh năm, đặc biệt là vào dịp Tết, lượng bánh tiêu thụ rất mạnh. Bánh tráng Trường Cửu từ xưa đến nay làm bằng loại gạo dẻo thơm, được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Trương Định

Theo người dân thôn Trường Cửu, nghề làm bánh tráng tuy nhọc công nhưng có việc làm quanh năm, đặc biệt là vào dịp Tết, lượng bánh tiêu thụ rất mạnh. Bánh tráng Trường Cửu từ xưa đến nay làm bằng loại gạo dẻo thơm, được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Trương Định

Nhiều ngày qua, thời tiết Bình Định mưa kéo dài. Làng nghề bánh tráng Trường Cửu cũng bị ngắt quãng theo đó. Ông Nguyễn Đình Tân (64 tuổi) cho biết hơn tháng nay ông chưa thể mở lò để tráng bánh. “Nghề làm quanh năm, nắng làm còn mưa thì nghỉ, nhưng bữa giờ thời tiết âm u nên cũng không dám tráng. Bánh hàng trăm hàng ngàn cái, lỡ mưa xuống sao mà bưng chạy cho kịp”, ông nói. Ảnh: Trương Định

Nhiều ngày qua, thời tiết Bình Định mưa kéo dài. Làng nghề bánh tráng Trường Cửu cũng bị ngắt quãng theo đó. Ông Nguyễn Đình Tân (64 tuổi) cho biết hơn tháng nay ông chưa thể mở lò để tráng bánh. “Nghề làm quanh năm, nắng làm còn mưa thì nghỉ, nhưng bữa giờ thời tiết âm u nên cũng không dám tráng. Bánh hàng trăm hàng ngàn cái, lỡ mưa xuống sao mà bưng chạy cho kịp”, ông nói. Ảnh: Trương Định

Hai hôm nay, tranh thủ dự báo không mưa, ông Nguyễn Văn Quang 64 tuổi cùng vợ là bà Hồ Thị Bảy 62 tuổi thức dậy từ tờ mờ sớm tranh thủ nhóm bếp để tráng bánh, kịp hàng bán Tết. Theo ông Quang, dịp này lượng bánh tiêu thụ tăng gấp 3 - 4 lần so với ngày thường.

Hai hôm nay, tranh thủ dự báo không mưa, ông Nguyễn Văn Quang 64 tuổi cùng vợ là bà Hồ Thị Bảy 62 tuổi thức dậy từ tờ mờ sớm tranh thủ nhóm bếp để tráng bánh, kịp hàng bán Tết. Theo ông Quang, dịp này lượng bánh tiêu thụ tăng gấp 3 - 4 lần so với ngày thường.

Trấu để đốt lò tráng bánh. Ảnh: Trương Định

Trấu để đốt lò tráng bánh. Ảnh: Trương Định

Cũng như bao làng quê làm nghề tráng bánh khác ở Bình Định, phụ nữ ở Trường Cửu đóng vai trò chính. Hơn 40 năm làm nghề, đôi bàn tay của bà Bảy không ngơi nghỉ. Bà nói, tráng bánh không khó, cứ làm rồi thành quen. Khó nhất là lúc quây bột, phải quây làm sao cho đều, nếu không bánh sẽ bị chỗ dày, chỗ mỏng.

Cũng như bao làng quê làm nghề tráng bánh khác ở Bình Định, phụ nữ ở Trường Cửu đóng vai trò chính. Hơn 40 năm làm nghề, đôi bàn tay của bà Bảy không ngơi nghỉ. Bà nói, tráng bánh không khó, cứ làm rồi thành quen. Khó nhất là lúc quây bột, phải quây làm sao cho đều, nếu không bánh sẽ bị chỗ dày, chỗ mỏng.

Để cho ra những mẻ bánh tráng thơm ngon, người thợ tất bật với nhiều công đoạn. Gạo để tráng bánh sau khi ngâm qua nước, được đem đi xay để pha bột. Lò khi đã nổi lửa, người thợ đặt lên đó một nồi nước lớn có căng tấm vải trên miệng nồi để làm khuôn. Đợi nước sôi, họ dùng một chiếc vá nhỏ múc bột đổ lên tấm vải, tráng một lớp mỏng rồi đậy nắp lại...

Để cho ra những mẻ bánh tráng thơm ngon, người thợ tất bật với nhiều công đoạn. Gạo để tráng bánh sau khi ngâm qua nước, được đem đi xay để pha bột. Lò khi đã nổi lửa, người thợ đặt lên đó một nồi nước lớn có căng tấm vải trên miệng nồi để làm khuôn. Đợi nước sôi, họ dùng một chiếc vá nhỏ múc bột đổ lên tấm vải, tráng một lớp mỏng rồi đậy nắp lại...

Bánh được hấp trong nồi một lúc, sau đó người thợ dùng nẹp tre hay chiếc đũa lớn để vớt ra. Ảnh: Trương Định

Bánh được hấp trong nồi một lúc, sau đó người thợ dùng nẹp tre hay chiếc đũa lớn để vớt ra. Ảnh: Trương Định

Sau đó, trải bánh lên vỉ được đan bằng tre, rồi mang đi phơi. Ảnh: Trương Định

Sau đó, trải bánh lên vỉ được đan bằng tre, rồi mang đi phơi. Ảnh: Trương Định

Bánh được làm khô nhờ nắng và gió. Tùy vào điều kiện thời tiết mà công đoạn này diễn ra nhanh hay chậm. Ảnh: Trương Định

Bánh được làm khô nhờ nắng và gió. Tùy vào điều kiện thời tiết mà công đoạn này diễn ra nhanh hay chậm. Ảnh: Trương Định

Theo người dân nơi đây, bước vào vụ Tết lượng bánh tiêu thụ rất mạnh. Bánh tráng tới đâu có bạn hàng thu mua đến đó. Bánh tráng Trường Cửu gồm nhiều loại, như bánh tráng mè để nướng, bánh tráng nhúng để cuốn,... nên giá bán cũng khác nhau. Ảnh: Trương Định

Theo người dân nơi đây, bước vào vụ Tết lượng bánh tiêu thụ rất mạnh. Bánh tráng tới đâu có bạn hàng thu mua đến đó. Bánh tráng Trường Cửu gồm nhiều loại, như bánh tráng mè để nướng, bánh tráng nhúng để cuốn,... nên giá bán cũng khác nhau. Ảnh: Trương Định

Bánh tráng Trường Cửu từ xưa đến nay làm bằng loại gạo dẻo thơm, được người tiêu dùng ưa chuộng. Vào ngày Tết, bánh tráng với người miền Trung là món không thể thiếu trên bàn thờ cúng, hay trên bàn ăn. Ảnh: Trương Định

Bánh tráng Trường Cửu từ xưa đến nay làm bằng loại gạo dẻo thơm, được người tiêu dùng ưa chuộng. Vào ngày Tết, bánh tráng với người miền Trung là món không thể thiếu trên bàn thờ cúng, hay trên bàn ăn. Ảnh: Trương Định

Bánh tráng sau khi được phơi khô sẽ cột thành ràng (xấp), thông thường, mỗi ràng bánh tráng khoảng 20 cái. Ảnh: Trương Định

Bánh tráng sau khi được phơi khô sẽ cột thành ràng (xấp), thông thường, mỗi ràng bánh tráng khoảng 20 cái. Ảnh: Trương Định

Giờ đây, bên cạnh các loại bánh tráng truyền thống được làm bằng tay, thôn Trường Cửu cũng có một số hộ đầu tư sản xuất bằng máy, sản phẩm cho ra nhiều chủ yếu là loại bánh tráng vuông dùng để cuốn được nhiều khách hàng ưa chuộng. Ảnh: Trương Định

Giờ đây, bên cạnh các loại bánh tráng truyền thống được làm bằng tay, thôn Trường Cửu cũng có một số hộ đầu tư sản xuất bằng máy, sản phẩm cho ra nhiều chủ yếu là loại bánh tráng vuông dùng để cuốn được nhiều khách hàng ưa chuộng. Ảnh: Trương Định

Trương Định

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/lang-banh-trang-nuc-tieng-binh-dinh-tranh-thu-nang-rao-noi-lua-kip-phuc-vu-tet-post1710835.tpo
Zalo