Kỳ lạ vùng đất đẹp thơ mộng nhưng không được phép đón du khách quốc tế

Với vẻ đẹp thơ mộng cùng văn hóa ấn tượng nhưng với đặc thù riêng nơi đây không mở cửa đón du khách quốc tế.

Tây Tạng từ lâu đã là một "thỏi nam châm" hấp dẫn tín đồ yêu thích văn hóa. Tuy nhiên, không cần phải đến khu tự trị Tây Tạng, du khách cũng có thể trải nghiệm văn hóa Tây Tạng tại một điểm đến nổi tiếng khác nằm ở huyện Sắc Đạt, thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đó là Larung Gar, học viện Phật giáo lớn nhất thế giới.

Phong cảnh ở độ cao hơn 4.000m so với mực nước biển - Ảnh: Tam Ming Keung

Phong cảnh ở độ cao hơn 4.000m so với mực nước biển - Ảnh: Tam Ming Keung

Quê hương của viện Larung Gar cũng là khu vực sinh sống của người Tây Tạng. Nơi đây nằm ở độ cao khoảng 4.000 m so với mực nước biển, trong một thung lũng hẻo lánh, cách thành phố lớn Thành Đô khoảng 780 km.

Học viện Phật giáo Larung Gar là quần thể kiến trúc đồ sộ với hàng chục nghìn ngôi nhà gỗ đỏ - Ảnh: 风沙渡

Học viện Phật giáo Larung Gar là quần thể kiến trúc đồ sộ với hàng chục nghìn ngôi nhà gỗ đỏ - Ảnh: 风沙渡

Sắc Đạt sở hữu địa hình cao nguyên phức tạp cùng khí hậu khắc nghiệt với mùa đông kéo dài và giá lạnh, thường xuyên có tuyết rơi dày đặc. Mùa hè ngắn ngủi nhưng lại mang đến bầu không khí mát mẻ và trong lành. Tuy vậy, nơi đây sở hữu vẻ đẹp thơ mộng và cuốn hút bởi hệ sinh thái đa dạng với những đồng cỏ xanh mướt trải dài, những dãy núi hùng vĩ phủ đầy tuyết trắng cùng nhiều sông suối chảy quanh.

Học viện hiện có 40.000 tăng ni, sinh viên và du khách hành hương đổ về từ khắp nơi ở Trung Quốc.

Học viện hiện có 40.000 tăng ni, sinh viên và du khách hành hương đổ về từ khắp nơi ở Trung Quốc.

Học viện Phật giáo Larung Gar được thành lập vào năm 1980 bởi Jigme Phuntsok cùng một vài nhà sư. Sau đó, Larung Gar đã phát triển một cách nhanh chóng và trở thành học viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất trên thế giới.

Theo Tibetpedia, khi lạt ma Jigme Phuntsok thành lập học viện, tông phái Phật giáo này chỉ có 32 tín đồ. Larung Gar chào đón những tín đồ từ các tông phái khác nhau của Phật giáo Tây Tạng (bao gồm Gelug, Nyingma, Kagyu và Sakya). Đây là điều khác biệt so với các tu viện khác.

Học viện hiện có 40.000 tăng ni, sinh viên và du khách hành hương đổ về từ khắp nơi ở Trung Quốc.

Học viện hiện có 40.000 tăng ni, sinh viên và du khách hành hương đổ về từ khắp nơi ở Trung Quốc.

Thoạt nhìn, quang cảnh Larung Gar trông giống một cảnh CGI trong phim với hàng chục nghìn ngôi nhà nhỏ màu đỏ trải dài trên những ngọn đồi xung quanh các phòng cầu nguyện trung tâm, cho thấy quy mô rộng lớn.

Nổi bật giữa cảnh quan thiên nhiên là một nền văn hóa rực rỡ sắc màu. Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, không chỉ là tôn giáo mà còn là lối sống, người dân dành rất nhiều thời gian cho việc tu tập và cầu nguyện.

Sắc Đạt có hơn 100 ngôi chùa trong đó nổi tiếng với Học viện Phật giáo Larung Gar - một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất thế giới. Các ngôi chùa được xây dựng theo kiến trúc độc đáo, phong cách trang trí sống động, tỉ mỉ mang đậm dấu ấn địa phương.

Theo China Highlights, Larung Gar có tầm quan trọng tâm linh đối với các Phật tử. Học viện hiện có 40.000 tăng ni, sinh viên và du khách hành hương đổ về từ khắp nơi ở Trung Quốc.

Khóa đào tạo chính thức ở đây phải mất 6 năm để hoàn thành. Còn nếu ai muốn học lên các bậc học cao hơn thì thời gian có thể kéo dài tới 13 năm.

Học viện hiện có 40.000 tăng ni, sinh viên và du khách hành hương đổ về từ khắp nơi ở Trung Quốc.

Học viện hiện có 40.000 tăng ni, sinh viên và du khách hành hương đổ về từ khắp nơi ở Trung Quốc.

Tại học viện Phật giáo, các nhà sư và nữ tu đều cạo đầu và mặc áo choàng đỏ giống nhau. Họ được tách biệt nghiêm ngặt và có một bức tường ngăn cách khu vực dành cho nam giới và nữ giới. Mỗi bên có phòng cầu nguyện và nơi giảng dạy, nhà hàng, cửa hàng và nhà ở riêng. Khu vực chung duy nhất dành cho tăng ni là phía trước tu viện chính.

Du khách đến thăm học viện Phật giáo Lurung Gar có thể tham gia các buổi thiền định và nghe các bài thuyết giảng bằng tiếng Quan Thoại.

Đời sống bình dị gắn liền văn hóa du mục đặc trưng - Ảnh: balazslui

Đời sống bình dị gắn liền văn hóa du mục đặc trưng - Ảnh: balazslui

Cuộc sống bình dị của dân tộc Tạng dân gắn liền với thiên nhiên. Họ sống trong các ngôi làng nhỏ rải rác trên cao nguyên, chủ yếu làm nông, chăn nuôi và là thợ thủ công với các sản phẩm truyền thống như dệt thổ cẩm, chế tác đồ gỗ, chế biến sữa…

Dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng người dân nơi đây luôn lạc quan, yêu đời và có tinh thần cộng đồng cao. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ lương thực, nước uống để vượt qua thời tiết khắc nghiệt, cùng nhau tham gia lễ hội, hát múa truyền thống, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống.

Học viện hiện có 40.000 tăng ni, sinh viên và du khách hành hương đổ về từ khắp nơi ở Trung Quốc.

Học viện hiện có 40.000 tăng ni, sinh viên và du khách hành hương đổ về từ khắp nơi ở Trung Quốc.

Vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng cùng văn hóa ấn tượng, Sắc Đạt là điểm đến mơ ước của nhiều tín đồ "cuồng chân". Tuy nhiên, để đến đây phải trải qua rất nhiều trạm kiểm tra và đặc biệt là không mở cửa đón du khách quốc tế. Điều này được chính quyền thực hiện để bảo vệ vị trí địa lý đặc thù cũng như văn hóa Phật giáo đặc sắc của vùng đất này.

KHÁNH LINH(t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/ky-la-vung-dat-dep-tho-mong-nhung-khong-duoc-phep-don-du-khach-quoc-te-204240813173644578.htm
Zalo