Khung giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng 2025 ngày mai và sự khác biệt trong mâm cỗ cúng cần chuẩn bị không phải ai cũng biết
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng ngày mai cần chuẩn bị khác mà không phải ai cũng biết dưới đây. Ngoài ra, phong thủy cho rằng cần chọn khung giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng 2025 để khẩn cầu như ý.
Khung giờ đẹp nhất cúng Rằm tháng Giêng 2025 chính ngày
Giờ đẹp Cúng rằm tháng Giêng 2025 vào ngày chính Rằm 15/1 (12/2 dương lịch) ngày Nhâm Tý. Các giờ đẹp nên chọn thực hiện cúng để khẩn cầu được như ý:
+ Giờ Quý Mão (5h-7h)
+ Giờ Bính Ngọ (11h-13h)
![Ảnh: Ngô Tuyết Mai](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_11_91_51447509/e602a4eb91a578fb21b4.jpg)
Ảnh: Ngô Tuyết Mai
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, trong hệ thống cúng ngày Rằm thì chỉ có duy nhất ngày TẾT THƯỢNG NGUYÊN (15/1 âm) là cúng được giờ Ngọ còn 11 ngày rằm còn lại trong năm sẽ không nên cúng giờ Ngọ. Do đó cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ (11h trưa tới 1h chiều) là thời điểm tốt nhất.
Lệ xưa cho rằng, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ là thời điểm tốt nhất. Mọi người tin rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ. Thành tâm cầu khấn ắt giúp chúng ta được khai mở và tự thấy bình an trong suốt năm 2025 và còn là khai sáng tâm thiện cho cả vận 9 vận Cửu Tử.
Chú ý sự khác biệt trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2025 Ất Tỵ
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, sự khác biệt của cúng rằm trong vận 9 (kéo dài từ năm 2024 - 2043) là không dùng như trước đây, ở vận 1 đến vận 8 luôn có 4 bát sẽ gồm: bát Ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc và 6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.
Tại sao 8 vận đều như vậy mà đến vận 9 lại biến đổi vì vận 9 là vận vô cùng đặc biệt, vận cuối cùng của 9 vận, đồng thời là vận cuối cùng trong giai đoạn Hạ Nguyên trong Tam Nguyên gồm Thượng Nguyên – Trung Nguyên - Hạ Nguyên (mà Tam Nguyên kéo dài 180 năm).
Vận 9 đóng vai trò không chỉ là chuyển giao từ vận này sang vận khác mà vận 9 còn là vận chuyển giao từ nguyên này sang nguyên khác, chuyển giao kết thúc 180 năm của Tam nguyên cửu vận này sang tam nguyên cửu vận khác. Chính vì như vậy nên vận 9 luôn luôn rất xấu.
Để hóa giải những điều xấu trong vận 9, người xưa chủ trương cố gắng sử dụng nhiều những gì liên quan đến con số 9 như: 1 + 8 = 9, 3 + 6 = 9 nhưng không bao giờ dùng bộ ( 2 7 ) hay bộ ( 4 5 ) vì yêu cầu từng con số phải có âm hán việt đọc chại ( zại) âm mang nghĩa tốt đẹp như 1, 3, 6, 8. Ví dụ trong bộ 2 7 thì 2 là nhị nhưng 7 lại là thất – mất – xấu hay với bộ 4 5 thì 5 là ngũ – sinh đẹp nhưng 4 thì là tứ - tử - chết.
Tư duy số 4 và số 7 xấu này thì phổ biến mạnh mẽ tại các nước Á Đông đặc biệt là Trung Quốc, HongKong, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc chứ không chỉ ở Việt Nam chúng ta do ảnh hưởng mạnh của giao thoa văn hóa trong quá trình phát triển.
Sự tài tình của người xưa là dù số lượng bát có giảm đi từ 4 – 6 thành 3 - 6 nhưng lại không hề bớt đi hương vị vẫn đủ măng, bóng, miến, mọc mà vẫn đảm bảo tổng số bát và đĩa là 3 + 6 = 9.
Mâm cỗ chay cúng Phật đầy đủ thường gồm: Hoa quả, chè xôi, các món đậu, các món canh, món xào. Ngày nay, mâm cỗ cúng Phật còn có thể chè trôi nước với ước nguyện cả năm mọi việc đều trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy. Điều đặc biệt ở mâm cỗ cúng Phật là phải có đủ màu sắc tượng trưng cho ngũ hành.
Bên cạnh mâm cỗ cúng Phật, mâm cỗ cúng Rằm với những gia đình không theo đạo Phật sẽ như sau, trong mâm cúng gia Tiên sẽ là đồ mặn, có 3 bát và 6 dĩa (có thể nhiều hơn).
- 3 bát sẽ gồm: bát Ninh măng, bát bóng, bát miến mọc.
- 6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo.