Khám phá sốc về khả năng bay lượn của thằn lằn

Một nghiên cứu chỉ ra loài thằn lằn bay đầu tiên có thể bay lượn trên bầu trời trong thời đại khủng long nhờ hệ thống căng giống như cánh buồm.

Loài thằn lằn bay đầu tiên được gọi với cái tên không chính thức là "pterodactyls". Chúng có đuôi dài với các vạt mô mỏng hình lá ở cuối gọi là cánh. Cánh này sẽ ảnh hưởng đến khả năng bay của chúng nếu nó mềm nhũn và phấp phới như một lá cờ. Ảnh: Dr Natalia Jagielska.

Loài thằn lằn bay đầu tiên được gọi với cái tên không chính thức là "pterodactyls". Chúng có đuôi dài với các vạt mô mỏng hình lá ở cuối gọi là cánh. Cánh này sẽ ảnh hưởng đến khả năng bay của chúng nếu nó mềm nhũn và phấp phới như một lá cờ. Ảnh: Dr Natalia Jagielska.

Do đó, các nhà cổ sinh vật học biết được cánh của "pterodactyls" cứng nhưng không biết nó hoạt động như thế nào cho đến tận bây giờ. Ảnh: Mark Witton, University of Portsmouth.

Do đó, các nhà cổ sinh vật học biết được cánh của "pterodactyls" cứng nhưng không biết nó hoạt động như thế nào cho đến tận bây giờ. Ảnh: Mark Witton, University of Portsmouth.

Các nhà khoa học đã sử dụng tia laser công suất cao để nghiên cứu da và các mô mềm khác được bảo quản trong hóa thạch đuôi thằn lằn bay. Theo đó, họ phát hiện cánh của loài thằn lằn bay có các sợi chéo nhau và các cấu trúc giống như ống có thể hỗ trợ một hệ thống căng phức tạp. Ảnh: geologypage.

Các nhà khoa học đã sử dụng tia laser công suất cao để nghiên cứu da và các mô mềm khác được bảo quản trong hóa thạch đuôi thằn lằn bay. Theo đó, họ phát hiện cánh của loài thằn lằn bay có các sợi chéo nhau và các cấu trúc giống như ống có thể hỗ trợ một hệ thống căng phức tạp. Ảnh: geologypage.

Nhóm nghiên cứu tin rằng, hệ thống căng trên sẽ cho phép cánh quạt của thằn lằn bay hoạt động giống như cánh buồm của tàu thủy, trở nên căng khi gió thổi qua để sinh vật này có thể bay lượn trên bầu trời. Ảnh: a-z-animals.com.

Nhóm nghiên cứu tin rằng, hệ thống căng trên sẽ cho phép cánh quạt của thằn lằn bay hoạt động giống như cánh buồm của tàu thủy, trở nên căng khi gió thổi qua để sinh vật này có thể bay lượn trên bầu trời. Ảnh: a-z-animals.com.

"Tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy rằng, mặc dù đã trải qua hàng trăm triệu năm nhưng chúng ta vẫn có thể khôi phục da lên xương của loài động vật mà sẽ không bao giờ nhìn thấy chúng trong suốt cuộc đời", Natalia Jagielska, tác giả chính của nghiên cứu và là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Edinburgh ở Anh cho hay. Ảnh: Gabriel Ugueto.

"Tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy rằng, mặc dù đã trải qua hàng trăm triệu năm nhưng chúng ta vẫn có thể khôi phục da lên xương của loài động vật mà sẽ không bao giờ nhìn thấy chúng trong suốt cuộc đời", Natalia Jagielska, tác giả chính của nghiên cứu và là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Edinburgh ở Anh cho hay. Ảnh: Gabriel Ugueto.

Các nhà cổ sinh vật học từng "bối rối" khi nghiên cứu về thằn lằn bay. Vào thế kỷ 18, hóa thạch cánh thằn lằn bay bị xác định nhầm là mái chèo của các sinh vật biển. Đến thế kỷ 19, hóa thạch lại bị cho là cánh của loài thú có túi bay khổng lồ. Ngày nay, các nhà khoa học biết rằng thằn lằn bay là loài bò sát biết bay vỗ cánh như chim và dơi. Ảnh: sciencenews.

Các nhà cổ sinh vật học từng "bối rối" khi nghiên cứu về thằn lằn bay. Vào thế kỷ 18, hóa thạch cánh thằn lằn bay bị xác định nhầm là mái chèo của các sinh vật biển. Đến thế kỷ 19, hóa thạch lại bị cho là cánh của loài thú có túi bay khổng lồ. Ngày nay, các nhà khoa học biết rằng thằn lằn bay là loài bò sát biết bay vỗ cánh như chim và dơi. Ảnh: sciencenews.

Giới nghiên cứu đã xem xét hơn 100 hóa thạch thằn lằn bay thời kỳ đầu bằng đèn pin cực tím để xác định các mẫu vật có cánh đuôi được bảo quản đặc biệt tốt. Sau đó, họ áp dụng một kỹ thuật laser gọi là huỳnh quang mô phỏng laser vào các cánh đó để tạo ra bản đồ về cấu trúc bên trong của cánh. Ảnh: sciencenews.

Giới nghiên cứu đã xem xét hơn 100 hóa thạch thằn lằn bay thời kỳ đầu bằng đèn pin cực tím để xác định các mẫu vật có cánh đuôi được bảo quản đặc biệt tốt. Sau đó, họ áp dụng một kỹ thuật laser gọi là huỳnh quang mô phỏng laser vào các cánh đó để tạo ra bản đồ về cấu trúc bên trong của cánh. Ảnh: sciencenews.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, hệ thống căng được sử dụng để duy trì độ cứng của cánh khi bay cũng cho phép loài thằn lằn bay sử dụng nó cho mục đích trình diễn, chẳng hạn như thu hút bạn tình. Ảnh: Natalia Jageilska.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, hệ thống căng được sử dụng để duy trì độ cứng của cánh khi bay cũng cho phép loài thằn lằn bay sử dụng nó cho mục đích trình diễn, chẳng hạn như thu hút bạn tình. Ảnh: Natalia Jageilska.

Thằn lằn bay xuất hiện với chiếc đuôi dài vào cuối kỷ Trias (cách đây 251,9 triệu năm đến 201,3 triệu năm). Thế nhưng, đuôi của chúng nhỏ dần theo thời gian và gần như biến mất vào thời điểm thằn lằn bay tuyệt chủng cùng với khủng long vào cuối kỷ Phấn trắng (cách đây 145 triệu đến 66 triệu năm). Ảnh: Image Source / Getty Images.

Thằn lằn bay xuất hiện với chiếc đuôi dài vào cuối kỷ Trias (cách đây 251,9 triệu năm đến 201,3 triệu năm). Thế nhưng, đuôi của chúng nhỏ dần theo thời gian và gần như biến mất vào thời điểm thằn lằn bay tuyệt chủng cùng với khủng long vào cuối kỷ Phấn trắng (cách đây 145 triệu đến 66 triệu năm). Ảnh: Image Source / Getty Images.

Mời độc giả xem video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài.

Tâm Anh (theo Livescience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kham-pha-soc-ve-kha-nang-bay-luon-cua-than-lan-2074811.html
Zalo