Huyện Mai Châu nâng tầm sản vật cá dầm xanh

Với giá trị kinh tế và hiệu quả đem lại, nuôi cá dầm xanh ở Mai Châu đã được mở rộng từ xã Vạn Mai ra thêm 4 xã gồm: Mai Hịch, Mai Hạ, Chiềng Châu, Sơn Thủy, vì các xã có nhiều mạch nước ngầm chảy ra từ các khe núi, là điều kiện phù hợp để nuôi loài cá đặc sản này. Mặc dù là loài cá đặc sản được nhiều người biết đến, nhưng hầu hết sản lượng nuôi trồng hàng năm chỉ cung cấp cho một bộ phận nhỏ thực khách khi đến tham quan, du lịch tại Mai Châu.

Với giá trị kinh tế và hiệu quả đem lại, nuôi cá dầm xanh ở Mai Châu đã được mở rộng từ xã Vạn Mai ra thêm 4 xã gồm: Mai Hịch, Mai Hạ, Chiềng Châu, Sơn Thủy, vì các xã có nhiều mạch nước ngầm chảy ra từ các khe núi, là điều kiện phù hợp để nuôi loài cá đặc sản này. Mặc dù là loài cá đặc sản được nhiều người biết đến, nhưng hầu hết sản lượng nuôi trồng hàng năm chỉ cung cấp cho một bộ phận nhỏ thực khách khi đến tham quan, du lịch tại Mai Châu.

Cán bộ Trung tâm Ứng dụng, thông tin khoa học (Sở KH&CN) hướng dẫn người dân cách quảng bá, giới thiệu và truy xuất nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm cá dầm xanh Mai Châu.

"Đặt tên” cho cá dầm xanh

Theo đồng chí Khà Văn Sảnh, Chủ tịch UBND xã Vạn Mai, cá dầm xanh có tên gọi khác là cá Bỗng. Đây là loại cá đặc sản nổi tiếng của huyện Mai Châu, được người dân ở Vạn Mai nuôi thả từ lâu. Loại cá này rất "kén” môi trường sống, không phải ao, hồ, sông, suối nào cũng có thể nuôi được, bởi đặc tính của chúng chỉ sống ở môi trường nước sạch. Mặc dù nuôi chậm lớn, nhưng thịt cá rất ngon, ngọt và có giá trị kinh tế cao. Xuất phát từ điều kiện của địa phương, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã vận động người dân và xây dựng, triển khai thành công mô hình nuôi cá dầm xanh thương phẩm, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.

Với giá trị kinh tế và hiệu quả đem lại, nuôi cá dầm xanh ở Mai Châu đã được mở rộng từ xã Vạn Mai ra thêm 4 xã gồm: Mai Hịch, Mai Hạ, Chiềng Châu, Sơn Thủy, vì các xã có nhiều mạch nước ngầm chảy ra từ các khe núi, là điều kiện phù hợp để nuôi loài cá đặc sản này. Mặc dù là loài cá đặc sản được nhiều người biết đến, nhưng hầu hết sản lượng nuôi trồng hàng năm chỉ cung cấp cho một bộ phận nhỏ thực khách khi đến tham quan, du lịch tại Mai Châu. Với mong muốn đưa sản vật đến gần hơn với người tiêu dùng trong, ngoài huyện, UBND huyện Mai Châu đã bố trí nguồn lực, phối hợp với Trung tâm Ứng dụng, thông tin khoa học thuộc Sở KH&CN xây dựng thành công nhãn hiệu bảo hộ sở hữu trí tuệ; tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Cá dầm xanh Mai Châu”.

Theo đồng chí Hà Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu, đây là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của địa phương nhằm "đặt tên”, định danh những sản phẩm mang tính đặc trưng, đặc sản; là bước đồng hành của chính quyền với người dân trong việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu được bảo hộ nhằm giới thiệu, quảng bá rộng rãi, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Với những bước đi đó, sản phẩm cá dầm xanh Mai Châu đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng. Nhờ vậy góp phần nâng tầm và khẳng định giá trị sản vật, đóng góp vào sự phát triển KT-XH và lĩnh vực du lịch của huyện.

Để sản vật "bơi xa”

Đồng chí Trần Đình Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng, thông tin khoa học, Sở KH&CN cho biết: Cũng như nhiều loại nông sản của tỉnh và huyện Mai Châu, thời điểm cá dầm xanh Mai Châu chưa xây dựng được nhãn hiệu bảo hộ, thiết kế bao bì, chưa hình thành nên các tổ chức để tiêu thụ sản phẩm thì hầu hết các hộ nuôi cá chỉ tiêu thụ nhỏ lẻ. Do vậy, gặp nhiều khó khăn về tiêu thụ cũng như giá trị sản phẩm; sản phẩm cá chưa có dấu hiệu nhận biết trên thị trường nên khả năng cạnh tranh thấp, rủi ro cao. Mặc dù chất lượng sản phẩm tốt nhưng do chưa xây dựng được thị trường nên không kích thích được sản xuất, tạo ra sản lượng lớn; chưa có liên kết ngang, dọc theo chuỗi giá trị nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ... Tuy nhiên, những vấn đề, hạn chế này hầu như đã được giải quyết sau khi cá dầm xanh được đăng ký nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm "Cá dầm xanh Mai Châu”; được xác lập quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận; xây dựng và vận hành hệ thống quản lý nhãn hiệu chứng nhận; xây dựng hệ thống nhận diện và quảng bá sản phẩm; đưa sản phẩm ra thị trường theo nhiều kênh phân phối có hệ thống nhận diện và truy xuất nguồn gốc.

Theo đồng chí Khà Văn Tú, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Mai, sau khi cá dầm xanh Mai Châu được công bố chứng nhận nhãn hiệu tập thể, mặc dù có giá từ 200 - 300 nghìn đồng/kg nhưng nhu cầu của người tiêu dùng vẫn lớn. Sản lượng tiêu thụ của các hộ dân trong xã tăng lên từ 3 - 4 lần so với thời điểm trước đó. Đáng nói hơn, người đặt mua cá được mở rộng, trong đó chủ yếu là người ở các địa phương khác và ở ngoại tỉnh chứ không còn bó hẹp ở một số nhà hàng hay người tiêu dùng trong tỉnh, trong huyện như trước nữa.

Phấn khởi sau khi bán 2 con cá dầm xanh với tổng trọng lượng 7kg, thu về bạc triệu, ông Khà Văn Nhị ở xóm Nghẹ, xã Vạn Mai chia sẻ: Mặc dù loại cá này nuôi lớn chậm, mỗi con khi đạt trọng lượng khoảng 2kg cũng phải nuôi từ 2 - 3 năm, nhưng bù lại giá trị kinh tế lại rất cao. Cá càng nuôi lâu, trọng lượng lớn thì khi bán lại càng được giá, thức ăn của chúng chỉ là cỏ, lá sắn, cây chuối... Với ao rộng hơn 500m2 nuôi cá dầm xanh đã trở thành nguồn thu đáng kể cho gia đình ông Nhị. Và đó cũng là nguồn thu lên tới hàng chục, thậm chí là hàng trăm triệu đồng/năm của nhiều gia đình ở Vạn Mai, Mai Hịch, Mai Hạ, Chiềng Châu, Sơn Thủy từ giống cá dầm xanh khi chúng đủ sức để "bơi xa".

Vũ Phong

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/12/196664/huyen-mai-chau-nang-tam-san-vat-ca-dam-xanh.htm
Zalo