Hội chứng Raynaud: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Hội chứng Raynaud là hiện tượng co thắt của các động mạch làm giảm dòng máu nuôi mô cơ quan. Điều này xảy ra là do sự co thắt của các mạch máu ở những khu vực đó. Các cơn co thắt xảy ra khi phản ứng với cảm giác lạnh, căng thẳng hoặc cảm xúc khó chịu.
1. Nguyên nhân gây hội chứng Raynaud
Hội chứng Raynaud thường kéo dài vài phút, nhưng đôi khi có thể kéo dài đến vài giờ, được kích hoạt bởi lạnh hay cảm xúc căng thẳng.
Hội chứng Raynaud được phân loại thành hai nhóm:
Raynaud nguyên phát: Gọi được gọi là bệnh Raynaud. Đây là nhóm thường gặp và ít nghiêm trọng hơn.
Raynaud thứ phát: Dạng này tuy không phổ biến như Raynaud nguyên phát, nhưng có các biểu hiện nặng nề hơn và thường xảy ra ở nhóm người lớn tuổi. Các bệnh thường liên quan đến Raynaud thứ phát là bệnh tự miễn dịch hoặc bệnh mô liên kết như: Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh xơ cứng bì, hội chứng CREST, bệnh Buerger, hội chứng Sjögren, viêm khớp dạng thấp, bệnh mạch máu chẳng hạn như xơ vữa động mạch, viêm đa cơ, rối loạn tuyến giáp, tăng huyết áp động mạch phổi…
Nguyên nhân chính xác của hội chứng Raynaud hiện nay vẫn không rõ. Có thể một số rối loạn về máu có thể gây ra bệnh Raynaud do làm tăng độ dày của máu. Điều này có thể xảy ra do dư thừa tiểu cầu hoặc hồng cầu. Hoặc các thể đặc biệt trong máu kiểm soát sự thu hẹp của các mạch máu có thể nhạy cảm hơn.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này, chẳng hạn như:
NỘI DUNG:
1. Nguyên nhân gây hội chứng Raynaud
2. Triệu chứng của hội chứng Raynaud
3. Hội chứng Raynaud có lây không?
4. Phòng ngừa hội chứng Raynaud
5. Điều trị hội chứng Raynaud
Mô liên kết hoặc bệnh tự miễn.
Phơi nhiễm hóa chất.
Hút thuốc lá.
Chấn thương.
Các hành động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như đánh máy hoặc sử dụng các công cụ rung như búa kích.
Tác dụng phụ từ một số loại thuốc.
2. Triệu chứng của hội chứng Raynaud
Hội chứng Raynaud thường biểu hiện ở các ngón tay, và ít xảy ra ở các ngón chân. Hiếm khi xảy ra ở mũi, tai hoặc môi.
Hiện tượng này khiến vùng bị ảnh hưởng chuyển sang màu trắng và sau đó là màu xanh, thường kèm theo cảm giác tê hay đau. Khi được tưới máu trở lại thì các vùng này chuyển sang màu đỏ và nóng rát.
Hiện tượng này thường gặp ở các ngón tay, đối xứng 2 bên, đặc biệt là ngón trỏ và ngón giữa, có thể thấy ở ngón chân, lưỡi, mũi, tai, tiến triển qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn "trắng, lạnh" do co thắt tiểu động mạch nên mạng lưới mao quản không nhận được máu đến đầu ngón.
Giai đoạn 2: Giai đoạn "xanh tím" do ứ trệ máu tại các tiểu tĩnh mạch (mô phù nề do thiếu máu gây chèn ép) nên trên lâm sàng biểu hiện đầu ngón tay xanh tím và đau buốt.
Giai đoạn 3: Giai đoạn "đỏ, nóng" do mở các cơ tròn tiền mao mạch, máu đến nhanh và nhiều làm các đầu ngón tay trở nên nóng đỏ.
Hội chứng Raynaud thường khởi phát khi tiếp xúc với lạnh, căng thẳng, stress và giảm khi không còn tiếp xúc nên bệnh thường nặng hơn về mùa đông và giảm nhẹ vào mùa hè.
Bệnh nhân thường cảm giác tê bì, có thể đau buốt đầu ngón. Trường hợp Raynaud kéo dài và nặng có thể dẫn tới biến chứng: Sẹo rỗ, loét, hoại tử đầu ngón.

Hội chứng Raynaud thường khởi phát khi tiếp xúc với lạnh, căng thẳng, stress.
3. Hội chứng Raynaud có lây không?
Hội chứng Raynaud có nguyên nhân không rõ. Chỉ có bất thường về chức năng mạch máu hoặc do một bệnh lý có từ trước (xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống. viêm mạch hệ thống…). Vì vậy, hội chứng Raynaud không phải là bệnh lây nhiễm nên không lây.
4. Phòng ngừa hội chứng Raynaud
Hội chứng Raynaud không rõ nguyên nhân nên việc dự phòng cần chú ý tránh các yếu tố làm khởi phát hoặc nặng hơn hiện tượng Raynaud.
Biện pháp chung là: Giảm tối thiểu tiếp xúc với lạnh, hạn chế ra ngoài trời vào mùa đông. Giữ ấm cơ thể, nhất là các chi bằng cách mặc ấm.
Người bệnh nhận biết được bệnh khi tiếp xúc với lạnh, để kịp thời trở về môi trường ấm và có thể sưởi ấm tay, chân bằng máy sấy tóc hoặc ngâm nước ấm. Bỏ thuốc lá vì nicotin cảm ứng gây co mạch.
Không hút thuốc: Để tránh tác hại của cocain và các chất độc hại khác lên các mạch máu trên da.
Quản lý căng thẳng: tránh những chấn thương vùng tay hoặc chân, đặc biệt là những vi chấn thương lặp lại nhiều lần như khi đánh piano, gõ bàn phím. Đồng thời cũng tránh những xúc động bất chợt, stress để tránh mạch máu co thắt.
Tập thể dục: Giúp cho máu lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể tốt hơn.
5. Điều trị hội chứng Raynaud
Hội chứng Raynaud nguyên phát có tiên lượng tốt do các tổn thương mô có hồi phục. Bệnh có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, có 13% người bệnh Raynaud nguyên phát tiến triển thành Raynaud thứ phát, do vậy cần theo dõi và kiểm tra định kỳ.
Raynaud thứ phát có tiên lượng kém hơn do tổn thương các mô không phục hồi. Loét đầu chi, thiếu máu, hoại tử chi, nhiễm khuẩn phần mềm, viêm xương tủy xương là những biến chứng thường gặp và có thể phải cắt cụt chi nếu không điều trị kịp thời. Bên cạnh đó Raynaud thứ phát hay đi kèm với các bệnh mô liên kết có tiên lượng xấu như xơ cứng bì. Người bệnh không tử vong do hiện tượng Raynaud nhưng tử vong do các tổn thương cơ quan khác kèm theo (phổi, thận, tim…) của bệnh lý nền.
Vì vậy, việc điều trị hội chứng Raynaud phụ thuộc vào tần suất phát bệnh, mức độ nặng của bệnh và những biến chứng do thiếu máu cục bộ gây nên.
Các cơn phát bệnh không thường xuyên hoặc nhẹ: Biện pháp phòng ngừa là ngừng hút thuốc lá.
Trường hợp bệnh nặng, cơn phát bệnh kéo dài hoặc liên tục, không đáp ứng với các biện pháp điều trị và bảo vệ thông thường thì phải dùng các thuốc điều trị toàn thân.
Cơn cấp tính, thiếu máu cục bộ trầm trọng sử dụng thuốc Prostaglandin E1 hoặc prostacyclin, tiêm tĩnh mạch.
Thủ thuật cắt đoạn thần kinh giao cảm ngón tay. Phẫu thuật vi mạch.
Nếu tình trạng loét ngón cần ngâm thuốc sát trùng, bôi mỡ kháng sinh. Sử dụng thuốc chẹn kênh canxi (liều tối đa). Prostaglandin E1 hoặc prostacyclin dùng đường tĩnh mạch.
Nếu loét hoại thư, nhiễm trùng các thuốc được sử dụng như: Thuốc giảm đau; Kháng sinh
Phẫu thuật cắt dây chằng và có thể cắt cụt trong những trường hợp nặng, có biến chứng hoại tử, loét, viêm xương.
Loét ngón, đặc biệt là ngón tay do chứng Raunaud gây ra rất đau, thường phải mất vài tuần hoặc vài tháng mới chữa lành hoàn toàn. Cách xử trí như sau: Ngâm tay trong dung dịch sát trùng ấm hai lần mỗi ngày để làm mềm da hoặc bong vảy da và tổ chức hoại tử.
Sấy khô tay rồi bôi mỡ kháng sinh và băng bịt. Liên tục dùng thuốc chẹn kênh canxi. Cần phải dùng các thuốc giảm đau gây ngủ. Bởi vì đau sẽ làm tăng phản xạ co mạch càng làm tăng thiếu máu cục bộ.
Nhiễm trùng là một biến chứng thường gặp khi bị viêm loét ngón tay, thường biểu hiện tăng đau, sưng, đỏ hoặc vỡ mủ. Cấy mủ thường thấy tụ cầu. Phải cho kháng sinh: Dicloxacillin hoặc Cephalosporin.
Thủ thuật cắt bỏ dây thần kinh giao cảm sẽ được chỉ định cho những trường hợp bệnh nặng, cấp tính hoặc dai dẳng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Thủ thuật cắt thần kinh giao cảm thắt lưng rất có hiệu quả trong những trường hợp hội chứng Raynaud nặng ở chân.
Thủ thuật cắt thần kinh giao cảm chọn lọc ở các ngón tay dùng để giảm đau và điều trị các vết loét ở đầu ngón do thiếu máu nuôi dưỡng.