Hội chứng hông vũ công: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh nhân mắc hội chứng hông vũ công thường có cảm giác bị khóa cứng ở hông và nghe thấy tiếng lạo xạo phát ra từ hông khi cử động.

Hội chứng hông vũ công (rối loạn khớp háng gây đau khi vận động) còn được gọi là Coxa Saltans, hội chứng hông bật- một tình trạng lâm sàng đặc trưng bởi cảm giác có thể sờ thấy hoặc nghe được khi khớp hông chuyển động.

NỘI DUNG::

1. Nguyên nhân gây hội chứng hông vũ công

2. Dấu hiệu hội chứng hông vũ công

3. Hội chứng hông vũ công có lây không?

4. Phòng ngừa hội chứng hông vũ công

5. Điều trị hội chứng hông vũ công

1. Nguyên nhân gây hội chứng hông vũ công

Nguyên nhân gây hội chứng hông vũ công bao gồm:

Chênh lệch chiều dài chân. Hội chứng hông vũ công thường liên quan đến tình trạng chênh lệch chiều dài chân (thường là bên dài có triệu chứng) do căng cứng mạn tính ở các cơ và khu vực quanh hông.
Dây chằng lỏng lẻo. Do sử dụng lặp đi lặp lại hoặc do chấn thương, các mô liên kết như dây chằng trở nên lỏng lẻo. Dây chằng lỏng lẻo có thể dẫn đến hội chứng hông vũ công.
Hoạt động thể chất kéo dài. Các hoạt động kéo dài đòi hỏi phải gập và duỗi hông lặp đi lặp lại như bóng đá, thể dục dụng cụ, khiêu vũ và chạy có thể dẫn đến hội chứng hông vũ công.
Cử động hông lặp đi lặp lại. Với việc sử dụng lặp đi lặp lại và tuổi tác ngày càng cao, sụn ở hông có thể bị tổn thương. Cử động hông lặp đi lặp lại trong các hoạt động như chạy hoặc khiêu vũ có thể khiến sụn bị quá tải, dẫn đến hội chứng hông vũ công.
Căng dải chậu-chày. Dải chậu-chày là dải gân lớn chạy dọc phía bên ngoài đùi. Khi bị căng gân có thể tạo ra cảm giác như bị vỡ ở hông, dần dần sẽ trầm trọng hơn và có thể trở nên đau đớn nếu không được điều trị.

TS.BS Hoàng Trung Dũng - Trung tâm Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai

TS.BS Hoàng Trung Dũng - Trung tâm Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai

Yếu cơ quanh hông. Yếu cơ mông nhỡ - loại cơ lớn hình quạt nằm ở phía sau hông, kéo dài từ xương chậu đến đầu trên xương đùi, có thể gây ra hội chứng hông vũ công. Trong một số trường hợp hội chứng hông vũ công không tìm ra nguyên nhân (vô căn).

2. Dấu hiệu hội chứng hông vũ công

Bệnh nhân mắc hội chứng hông vũ công thường có cảm giác bị khóa cứng ở hông và nghe thấy tiếng lạo xạo phát ra từ hông khi cử động. Dưới đây là các triệu chứng cụ thể hơn của hội chứng hông vũ công:

Khớp hông phát ra âm thanh răng rắc hoặc âm thanh lạ xung quanh khớp hông khi gập hoặc duỗi hông
Đau khớp hông, cơn đau thuyên giảm khi nghỉ ngơi và giảm hoạt động
Gặp khó khăn khi tìm cách nâng lên hoặc di chuyển chân sang một bên
Căng tức ở hông
Sưng ở trước, sau hoặc bên hông
Gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi lại hoặc đứng lên khỏi ghế.

Để chẩn đoán hội chứng hông vũ công các bác sĩ có thể thăm qua thăm khám lâm sàng và kết hợp thêm một số chẩn đoán hình ảnh khác như X-quang, MRI…

3. Hội chứng hông vũ công có lây không?

Hội chứng hông vũ công không phải là bệnh lý lây truyền.

Để chẩn đoán hội chứng hông vũ công các bác sĩ có thể thăm qua thăm khám lâm sàng và kết hợp thêm X-quang, MRI...

Để chẩn đoán hội chứng hông vũ công các bác sĩ có thể thăm qua thăm khám lâm sàng và kết hợp thêm X-quang, MRI...

4. Phòng ngừa hội chứng hông vũ công

Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa bệnh lý này, bạn có thể thực hiện một số lưu ý sau để giảm nguy cơ mắc hội chứng hông vũ công:

Tập các bài tập khởi động trước khi tham gia một môn thể thao hoặc hoạt động thể chất gắng sức bất kỳ. Đảm bảo thực hiện các động tác giãn cơ cho cơ hông.
Tránh tham gia đột ngột vào các hoạt động thể chất. Nếu bạn cần tham gia thể thao hoặc các hoạt động khác, hãy bắt đầu dần dần và tăng cường độ từ từ.
Duy trì tình trạng thể chất tốt bằng cách tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt.
Luôn mang giày thoải mái vừa vặn.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Tiêu thụ đầy đủ canxi và vitamin D giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
Hạn chế nguy cơ gây tai nạn sinh hoạt hàng ngày hoặc tai nạn giao thông.

Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân với các triệu chứng khác nhau các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị cá thể hóa.

Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân với các triệu chứng khác nhau các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị cá thể hóa.

5. Điều trị hội chứng hông vũ công

Không phải trường hợp hông vũ công nào cũng cần điều trị. Bởi trong một số trường hợp người bệnh không có cơn đau. Do vậy tùy vào từng trường hợp bệnh nhân với các triệu chứng khác nhau các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị cá thể hóa. Sau đây là một phương pháp điều trị hội chứng hông vũ công:

Điều trị bảo tồn: Thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ đường uống, vật lý trị liệu và thay đổi hoạt động đảm bảo thời gian nghỉ ngơi.

Thuốc chống viêm, giảm đau - Bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định một số thuốc giảm đau nhóm NSAIDs như paracetamol, ibuprofen hoặc kết hợp nhóm thuốc này với tramadol để giảm đau nhanh chóng cho bệnh nhân.
Thuốc giãn cơ - Các thuốc giãn cơ thường được chỉ định cho hội chứng hông vũ công để cải thiện tình trạng co thắt gân cơ gây đau.

Điều trị phẫu thuật: Nếu người bệnh đã áp dụng các biện pháp bảo tồn trên nhưng không hiệu quả các bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp phẫu thuật. Một số phẫu thuật có thể bao gồm: Nới lỏng dải chậu chày, kéo dài gân cơ chậu…

Bệnh nhân mắc hội chứng hông vũ công sẽ được điều trị bởi một nhóm các chuyên khoa như: bác sĩ thể thao, điều dưỡng viên, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, bác sĩ phục hồi chức năng, chuyên gia vật lý trị liệu và chuyên gia về giảm đau… Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ của các triệu chứng. Có nhiều phương thức điều trị khác nhau được sử dụng để điều trị hội chứng này nhưng không có bằng chứng nào cho thấy phương pháp nào tốt hơn phương pháp nào. Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng và chỉ nên cân nhắc khi phương pháp điều trị bảo tồn đã thất bại.

TS.BS Hoàng Trung Dũng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/hoi-chung-hong-vu-cong-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-169250331210103871.htm
Zalo