Hội chứng Felty: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

Hội chứng Felty là một một hội chứng hiếm gặp của biến chứng viêm khớp dạng thấp lâu dài được xác định bởi ba yếu tố là viêm khớp dạng thấp, giảm số lượng bạch cầu bất thường và lách to. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nhiễm trùng tái đi tái lại, nhất là nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường hô hấp trên.

1. Nguyên nhân gây hội chứng Felty

Nội dung

1. Nguyên nhân gây hội chứng Felty

2. Triệu chứng hội chứng Felty

3. Hội chứng Felty có lây không?

4. Phòng ngừa hội chứng Felty

5. Điều trị hội chứng Felty

Hội chứng Felty - biến chứng của viêm khớp dạng thấp lâu dài xuất hiện chủ yếu ở những phụ nữ giữa 50 và 60 tuổi, có đặc điểm là viêm đa khớp dạng thấp kết hợp với lách to (giảm bạch cầu hạt trung tính, đôi khi cả giảm tiểu cầu và thiếu máu), sưng hạch bạch huyết toàn thân và đôi khi tăng sắc tố da.

Đây là một căn bệnh tự miễn hệ thống mạn tính với tổn thương tập trung chủ yếu ở khớp chi. Khi bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển nặng, người bệnh có nguy cơ xuất hiện chứng Felty.

Căn nguyên của bệnh tự miễn viêm khớp dạng thấp cũng như hội chứng Felty hiện vẫn chưa được khẳng định rõ ràng. Ghi nhận những trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp nặng trong thời gian dài sẽ xuất hiện hội chứng Felty.

Bởi vậy, đối tượng dễ mắc phải hội chứng Felty là người bị viêm khớp dạng thấp lâu năm, thường ở đối tượng phụ nữ từ 50 đến 70 tuổi. Đồng thời, người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ hoặc không điều trị viêm khớp dạng thấp dễ có nguy cơ mắc chứng Felty.

Bên cạnh đó, bệnh nhân khi có chứng Felty sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn so với người bệnh chỉ bị viêm khớp dạng thấp. Bởi vì lúc này, số lượng tế bào miễn dịch trong máu bệnh nhân giảm đi đáng kể. Nhiễm trùng có thể tiến triển thành nhiễm khuẩn huyết, gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

2. Triệu chứng hội chứng Felty

Chứng Felty bao gồm ba đặc điểm là người bệnh đã từng được chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp, đồng thời xét nghiệm máu ngoại vi có số lượng tế bào bạch cầu giảm và có lách tăng kích thước. Hội chứng này có thể gây biến chứng nhiễm trùng thường xuyên, đặc biệt ở da và đường hô hấp trên.

Hội chứng Felty là một một hội chứng hiếm gặp của biến chứng viêm khớp dạng thấp lâu dài.

Hội chứng Felty là một một hội chứng hiếm gặp của biến chứng viêm khớp dạng thấp lâu dài.

Các triệu chứng của hội chứng Felty điển hình như:

Triệu chứng tương tự như bệnh viêm khớp dạng thấp: Sưng đau, cứng khớp, chủ yếu là các khớp bàn tay, bàn chân và cánh tay.

Giảm bạch cầu gây lên tình trạng thiếu máu, da nhợt nhạt. Người bệnh dễ mắc một số bệnh nhiễm trùng gây lên các tình trạng sốt, sụt cân hoặc mệt mỏi. Nhiễm trùng có thể lặp đi lặp lại, xảy ra chủ yếu trên phổi, đường tiết niệu hoặc máu.

Lá lách to có thể gây đau.

Thay đổi màu da, xuất hiện các vết loét ở chi dưới, viêm mô mắt, nổi hạch, gan to và một số bất thường khác.

3. Hội chứng Felty có lây không?

Hội chứng Felty là một căn bệnh tự miễn hệ thống mạn tính với tổn thương tập trung chủ yếu ở khớp chi. Khi bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển nặng, người bệnh có nguy cơ xuất hiện chứng Felty vì vậy, không phải bệnh lây nhiễm nên không lây.

4. Phòng ngừa hội chứng Felty

Phòng ngừa hội chứng Felty là điều khó bởi nguyên nhân bệnh không rõ ràng. Tuy nhiên, việc kiểm soát tốt viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý liên quan có thể giúp giảm nguy cơ phát triển hội chứng Felty. Cụ thể, thường xuyên tập luyện, chọn các hình thức phù hợp tránh áp lực gây tổn thương khớp (như bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng, yoga, đạp xe...). Vận động giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và sự linh hoạt cho các khớp xương, duy trì khả năng cử động.
Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày theo tiêu chí giảm các món chứa nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ và tăng cường thực phẩm chứa nhiều omega-3, rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt.

Ngủ đủ giấc (7-9 tiếng mỗi ngày), quản lý căng thẳng để vượt qua cơn đau khớp nhẹ nhàng hơn.
Tránh hút thuốc lá và chất kích thích như rượu bia, cà phê vì chúng có thể kích thích viêm khớp bùng phát.

Bổ sung một số dưỡng chất thiên nhiên như collagen type 2 không biến tính, collagen peptide thủy phân, chondroitin sulfate, tinh chất từ củ nghệ, màng vỏ trứng... có thể điều hòa miễn dịch, ức chế sản sinh chất gây viêm, ngăn chặn phản ứng viêm trong bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển. Các dưỡng chất này còn hỗ trợ giảm đau nhức, tái tạo sụn và xương dưới sụn, duy trì cấu trúc cũng như chức năng vận động cho khớp.

5. Điều trị hội chứng Felty

Khi được chẩn đoán hội chứng Felty, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đạt kết quả tốt nhất. Nếu người bệnh đã có thể kiểm soát được bệnh viêm khớp dạng thấp, tùy trường hợp mà bác sĩ có yêu cầu điều trị chứng Felty hay không.

Một số phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

Sử dụng thuốc điều trị: Hiện nay có nhiều nhóm thuốc điều trị có khả năng làm chậm quá trình tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, người bệnh cần được theo dõi bởi bác sĩ điều trị trong suốt quá trình dùng thuốc để phòng ngừa tác dụng không mong muốn.

Cắt lách: Lách là cơ quan phá hủy tế bào máu trong cơ thể. Nếu điều trị nội khoa bằng thuốc không đạt hiệu quả, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện cắt lách để cải thiện số lượng tế bào máu ngoại vi.

Người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị bệnh. Đồng thời, bệnh nhân cần tuân thủ lịch tái khám để cập nhật tình hình sức khỏe và đáp ứng điều trị, giúp bác sĩ hiệu chỉnh thuốc cũng như điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.

Trong thời gian điều trị, người bệnh cần đảm bảo được nghỉ ngơi đầy đủ và có một chế độ ăn uống cân bằng, khoa học. Tùy từng trường hợp, người bệnh có thể điều trị ngoại trú tại nhà hoặc cần theo dõi liên tục tại bệnh viện.

BS Lê Đình Hòa

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/hoi-chung-felty-nguyen-nhan-bieu-hien-cach-dieu-tri-va-phong-benh-169250329112305668.htm
Zalo