Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các cơ hội từ hiệp định thương mại tự do

Nội dung cam kết của các FTA ngày càng sâu và phức tạp đòi hỏi các cán bộ quản lý cũng như các hiệp hội, doanh nghiệp cần được đào tạo để tận dụng tối đa các ưu đãi từ các hiệp định này.

Khóa đào tạo ngắn hạn của Dự án hỗ trợ kỹ thuật được tài trợ bởi Quỹ đặc biệt trong vòng khuôn khổ Sáng kiến Hợp tác Mê Kông-Lan Thương (MLC) do Bộ Công Thương tổ chức sáng 3/12, tại Hà Nội. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Khóa đào tạo ngắn hạn của Dự án hỗ trợ kỹ thuật được tài trợ bởi Quỹ đặc biệt trong vòng khuôn khổ Sáng kiến Hợp tác Mê Kông-Lan Thương (MLC) do Bộ Công Thương tổ chức sáng 3/12, tại Hà Nội. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Sáng 3/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức khóa đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan nghiên cứu...

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết đây là khóa đầu tiên trong chuỗi 04 khóa đào tạo ngắn hạn của Dự án hỗ trợ kỹ thuật được tài trợ bởi Quỹ đặc biệt trong vòng khuôn khổ Sáng kiến Hợp tác Mê Kông-Lan Thương (MLC).

Các khóa học này được thiết kế nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức công chức, viên chức, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, tập trung vào các chủ đề, bao gồm: cập nhật xu hướng trong xu hướng hội nhập kinh tế, thương mại, đầu tư, các FTA và phi thuế quan rào cản; hoạt động xuất nhập khẩu; hoạt động logistics toàn diện và quản lý chuỗi cung ứng; sự phát triển của thương mại điện tử khu vực và thế giới xu hướng và cam kết mới trong các FTA của Việt Nam…

Nhấn mạnh tầm quan trọng của khóa học, bà Phùng Thị Lan Phương, chuyên gia cao cấp Công ty tư vấn đầu tư và tận dụng hiệp định Thương mại tự do KTP cho biết xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và sự tham gia của các nước Mê Công-Lan Thương vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang ngày càng sâu và rộng hơn.

Cụ thể, Việt Nam đã và đang tham gia vào 20 FTA trong khuôn khổ song phương và đa phương (trong đó có 16 FTA đã có hiệu lực với 3 FTA thế hệ mới là Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA). Các quốc gia khác cũng thuộc khu vực ven sông Mê Công-Lan Thương cũng đã tham gia hàng chục các hiệp định thương mại tự do, đồng thời là thành viên chung của nhiều hiệp định thương mại tự do trong khuôn khổ ASEAN với các nước đối tác.

Hơn nữa, nội dung cam kết của các FTA ngày càng sâu và phức tạp đòi hỏi các cán bộ quản lý trong lĩnh vực này cũng như các hiệp hội, doanh nghiệp cần được đào tạo để tận dụng tối đa các ưu đãi từ các hiệp định này.

 Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) phát biểu tại khóa học. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) phát biểu tại khóa học. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Trong bối cảnh đó, việc tổ chức ích giúp cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan quản lý và giới nghiên cứu có liên quan tới xuất nhập khẩu giữa các quốc gia như Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam có thêm nhiều cơ hội chia sẻ kiến thức, kỹ năng và trao đổi thực tiễn. Qua đó, khóa đào tạo này sẽ góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho các cán bộ thuộc các cơ quan quản lý, hiệp hội, doanh nghiệp, các viện, trường tại các nước thuộc khu vực Mê Công-Lan Thương.

Bên cạnh đó, khóa đào tạo sẽ giúp nâng cao kiến thức chuyên môn về các cam kết quốc tế, chính sách và quy định trong nước cho đội ngũ cán bộ tham gia khóa học, giúp các học viên nâng cao năng lực quản lý cũng như việc hoạch định chiến lược, chính sách trong hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng tối ưu và hiệu quả hơn, từ đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng tiếp cận thị trường quốc tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

"Khóa học còn góp phần nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia riêng và giữa các quốc gia với thế giới nói chung, từ đó thúc đẩy hợp tác Mê Công-Lan Thương ngày càng phát triển mạnh mẽ, hiệu quả và bền vững hơn," bà Phùng Thị Lan Phương nói./.

Khóa học sẽ kéo dài đến hết ngày 6/12, trong đó tập trung vào 4 chủ đề, gồm: Cập nhật về các xu hướng hội nhập kinh tế, thương mại-đầu tư, các FTA và các rào cản phi thuế quan đối với thương mại quốc tế; Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, mua hàng và thanh toán quốc tế; Hoạt động logistics và quản trị chuỗi cung ứng toàn diện trong bối cảnh hiện nay; Tình hình phát triển thương mại điện tử khu vực và thế giới, những xu hướng mới và cam kết thương mại điện tử trong các FTA của Việt Nam.

(Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/ho-tro-doanh-nghiep-tan-dung-hieu-qua-cac-co-hoi-tu-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-post998723.vnp
Zalo