Hào quang mặt trời xuất hiện ở Quảng Ngãi

Khoảng 11h45 ngày 14-5, người dân tỉnh Quảng Ngãi bất ngờ khi chứng kiến hiện tượng quầng mặt trời (hào quang mặt trời).

Hiện tượng quầng mặt trời

Hiện tượng quầng mặt trời

Lúc đầu, quầng mặt trời khá nhỏ sau đó lớn dần. Hiện tượng này kéo dài khoảng một giờ. Sau đó quầng mặt trời mờ dần và biến mất.

Trước đó, quầng mặt trời cũng xuất hiện ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.

Lý giải về điều này ông Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia nghiên cứu biến đổi khí hậu và thiên tai cho biết, quầng mặt trời xuất hiện do hiện tượng khúc xạ và phản xạ ánh sáng mặt trời qua các tinh thể băng hình lục giác trong các đám mây ti tầng (cirrostratus) ở độ cao khoảng 5-10 km.

Khi ánh sáng đi qua các tinh thể băng này, nó bị bẻ cong, phân tách thành các màu sắc khác nhau, tạo thành vòng tròn sáng xung quanh mặt trời, thường có màu sắc giống cầu vồng, với ánh đỏ ở phía trong và tím ở phía ngoài.

Hiện tượng này thường xảy ra khi tầng khí quyển ở độ cao từ 5.000-10.000 mét có nhiệt độ giảm xuống 0⁰C tạo nên sự ngưng tụ các tinh thể băng mỏng tạo ra đám mây ti tầng che phủ bầu trời.

Quầng mặt trời đôi khi được dân gian liên hệ với dự báo thời tiết như dấu hiệu sắp có mưa trong những ngày tới là đúng. Tuy nhiên, hiện tượng quầng mặt trời không phải dấu hiệu cho một giai đoạn dài của thời tiết.

V.H

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/hao-quang-mat-troi-xuat-hien-o-quang-ngai-post611713.antd
Zalo