Hàng chục trai làng rước kiệu vua, 'chúa bay' ở đền Sái

Kiệu chúa sống được các thanh niên quay tròn, liên tục nâng lên hạ xuống cùng tiếng hò reo tạo bầu không khí vui tươi, phấn khởi cho người dân và du khách tham gia lễ hội đền Sái, xã Thụy Lâm (huyện Đông Anh).

Sáng 8-2 (tức 11 tháng Giêng), người dân làng Thụy Lôi tổ chức rước “vua, chúa sống” trong lễ hội đền Sái, xã Thụy Lâm (huyện Đông Anh) nhằm tưởng nhớ vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa năm xưa.

Sáng 8-2 (tức 11 tháng Giêng), người dân làng Thụy Lôi tổ chức rước “vua, chúa sống” trong lễ hội đền Sái, xã Thụy Lâm (huyện Đông Anh) nhằm tưởng nhớ vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa năm xưa.

Năm nay, người có vinh dự nhận vai vua là cụ Nguyễn Hữu Bá, 73 tuổi (trái) và vai chúa là cụ Trương Nam Cường, 72 tuổi (phải).

Năm nay, người có vinh dự nhận vai vua là cụ Nguyễn Hữu Bá, 73 tuổi (trái) và vai chúa là cụ Trương Nam Cường, 72 tuổi (phải).

Sau khi hoàn thành nghi lễ truyền thống, đoàn rước đi đầu là kiệu chúa rời đình làng Thụy Lôi di chuyển lên đền Sái.

Sau khi hoàn thành nghi lễ truyền thống, đoàn rước đi đầu là kiệu chúa rời đình làng Thụy Lôi di chuyển lên đền Sái.

Nét đặc sắc của lễ hội là sự xuất hiện của cả vua và chúa. Kiệu chúa đi trước để dẹp đường đánh giặc, phía sau là vua ngự trên ngai.

Nét đặc sắc của lễ hội là sự xuất hiện của cả vua và chúa. Kiệu chúa đi trước để dẹp đường đánh giặc, phía sau là vua ngự trên ngai.

Hơn 10 thanh niên khỏe mạnh được giao nhiệm vụ rước kiệu chúa, cứ khoảng 15 phút lại thay đội rước một lần.

Hơn 10 thanh niên khỏe mạnh được giao nhiệm vụ rước kiệu chúa, cứ khoảng 15 phút lại thay đội rước một lần.

Đoàn rước vừa đi vừa quay kiệu chúa, liên tục nâng lên hạ xuống cùng tiếng hò reo để tạo không khí phấn khởi.

Đoàn rước vừa đi vừa quay kiệu chúa, liên tục nâng lên hạ xuống cùng tiếng hò reo để tạo không khí phấn khởi.

Không khí rộn ràng của lễ hội thu hút được đông đảo người xem.

Không khí rộn ràng của lễ hội thu hút được đông đảo người xem.

Khác với các lễ hội khác, vua ở đền Sái là người thật, mặc áo long bào, không phải đeo mặt nạ hay rước kiệu tượng trưng.

Khác với các lễ hội khác, vua ở đền Sái là người thật, mặc áo long bào, không phải đeo mặt nạ hay rước kiệu tượng trưng.

Bên cạnh vai vua và chúa, người dân Thụy Lôi còn rước kiệu võng chở 4 vị quan Thự vệ, quan Tán lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ.

Bên cạnh vai vua và chúa, người dân Thụy Lôi còn rước kiệu võng chở 4 vị quan Thự vệ, quan Tán lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ.

Quân lính là các em nhỏ đóng vai vừa đi vừa hô vang…

Quân lính là các em nhỏ đóng vai vừa đi vừa hô vang…

…cùng với tiếng trống tạo khí thế cho đoàn rước.

…cùng với tiếng trống tạo khí thế cho đoàn rước.

Lễ hội đền Sái mang đậm nét văn hóa truyền thống, được địa phương duy trì nhiều đời nay.

Lễ hội đền Sái mang đậm nét văn hóa truyền thống, được địa phương duy trì nhiều đời nay.

Qua đó gìn giữ giá trị văn hóa đặc sắc, đồng thời, giáo dục thế hệ trẻ và gắn kết mọi người cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

Qua đó gìn giữ giá trị văn hóa đặc sắc, đồng thời, giáo dục thế hệ trẻ và gắn kết mọi người cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

Người dân tranh thủ ghi lại những hình đẹp của đoàn rước trên đường di chuyển lên đền Sái.

Người dân tranh thủ ghi lại những hình đẹp của đoàn rước trên đường di chuyển lên đền Sái.

Đoàn rước di chuyển vào đền Sái làm lễ với sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.

Đoàn rước di chuyển vào đền Sái làm lễ với sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.

Quang Thái

Nguồn Hà Nội Mới: https://hanoimoi.vn/hang-chuc-trai-lang-ruoc-kieu-vua-chua-bay-o-den-sai-692658.html
Zalo