Gù cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị
Nếu bệnh gù cột sống được chẩn đoán sớm, phần lớn người bệnh có thể được điều trị thành công mà không cần phẫu thuật và có cuộc sống năng động, khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, sự tiến triển của đường cong có thể dẫn đến các vấn đề khi trưởng thành.
Gù cột sống là một bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở tuổi thiếu niên.
1. Nguyên nhân gây gù cột sống
Đau thắt lưng thường có nguyên nhân từ các bệnh lý tại cột sống hoặc cơ và các dây chằng cạnh sống. Trong một số ít trường hợp, đau lưng từ các bệnh lý nội tạng. Hầu hết các trường hợp, đau lưng có nguyên nhân cơ học. Thoái hóa cột sống thắt lưng là nguyên nhân thường gặp nhất của đau lưng kiểu cơ học.
NỘI DUNG::::
1. Nguyên nhân gây gù cột sống
2. Triệu chứng gây gù cột sống
3. Gù cột sống có lây không?
4. Phòng ngừa gù cột sống
5. Cách điều trị gù cột sống
2. Triệu chứng gây gù cột sống
Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng gù cột sống rất khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của đường cong. Chúng có thể bao gồm các triệu chứng:
Tròn vai
Bướu gù có thể nhìn thấy ở lưng
Đau lưng nhẹ
Mệt mỏi
Cột sống cứng
Cơ gân kheo (cơ ở mặt sau của đùi).

TS.BS Nguyễn Ngọc Cương - Trưởng khoa Can thiệp điện quang, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bác sĩ sẽ thông qua thăm khám và hỏi về tiền sử bệnh, hỏi về sức khỏe tổng quát và các triệu chứng của người bệnh, kiểm tra lưng, ấn vào cột sống để xác định xem có vùng nào bị đau hay không. Trong những trường hợp nặng hơn của chứng gù cột sống, có thể thấy rõ phần lưng trên tròn lên hoặc nổi một cái bướu.
Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh gập người về phía trước với cả hai bàn chân với nhau, đầu gối thẳng và cánh tay buông thõng. Thử nghiệm này, được gọi là “thử nghiệm uốn cong về phía trước của Adam”, cho phép bác sĩ nhìn rõ hơn độ dốc của cột sống và quan sát bất kỳ biến dạng cột sống nào.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh nằm xuống để xem liệu điều này có làm thẳng đường cong hay không – một dấu hiệu cho thấy đường cong mềm dẻo và có thể là biểu hiện của chứng gù cột sống tư thế.
Sau đó, người bệnh sẽ được thực hiện các chỉ định cận lâm sàng để đánh giá tình trạng bệnh: Chụp X-quang, các xét nghiệm thần kinh hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI)….
3. Gù cột sống có lây không?
Gù cột sống không phải là bệnh lý lây nhiễm và không thể lây từ người bệnh sang người lành.

Cha mẹ cần chủ động phát hiện và tuân thủ điều trị tình trạng gù, cong vẹo cột sống để trẻ em có một sức khỏe tốt và phát triển đều đặn.
4. Phòng ngừa gù cột sống
Hiện nay có các môn tập như yoga, gym, pilates… đang trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, khi lựa chọn các bộ môn này, người tập luyện nên có giáo viên hướng dẫn để tránh tổn thương ở vùng cột sống, thắt lưng. Nếu tập luyện không đúng sẽ ảnh hưởng đến tư thế cũng như cột sống.
5. Cách điều trị gù cột sống
Mục tiêu của điều trị gù cột sống là ngăn chặn sự tiến triển của đường cong và ngăn ngừa biến dạng cột sống. Bác sĩ sẽ cân nhắc một số điều khi xác định điều trị chứng gù cột sống, bao gồm: Tuổi và sức khỏe tổng thể; Số năm tăng trưởng còn lại; Các loại gù cột sống; Mức độ nghiêm trọng của đường cong.
Các phương pháp điều trị gù cột sống bao gồm:
Điều trị không phẫu thuật
Điều trị không phẫu thuật được khuyến khích cho người bệnh mắc chứng gù cột sống tư thế. Nó cũng được khuyến cáo cho những người bệnh mắc chứng gù cột sống của Scheuermann có đường cong dưới 75 độ.

Để điều trị gù cột sống, người bệnh có thể đến thăm khám tại các khoa Chấn thương chỉnh hình, Phục hồi chức năng của các bệnh viện Trung ương - tỉnh.
Các phương pháp điều trị không phẫu thuật bao gồm:
Theo dõi người bệnh.
Bài tập vật lý trị liệu.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID). NSAID, bao gồm aspirin, ibuprofen và naproxen, có thể giúp giảm đau lưng.
Mặc áo nẹp có thể được khuyến nghị cho những người bệnh mắc chứng gù cột sống của Scheuermann vẫn đang phát triển. Loại áo nẹp cụ thể và số giờ phải đeo mỗi ngày sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đường cong. Bác sĩ sẽ điều chỉnh áo nẹp thường xuyên khi đường cong được cải thiện. Thông thường, nẹp được đeo cho đến khi trẻ trưởng thành về xương và phát triển hoàn chỉnh.
Chụp X-quang đường cong cột sống trước và sau khi mặc áo nẹp để đánh giá hiệu quả.
Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật thường được khuyến cáo cho những bệnh nhân mắc chứng gù cột sống bẩm sinh. Phẫu thuật cũng có thể được khuyến nghị cho: Người bệnh mắc chứng gù cột sống của Scheuermann có đường cong lớn hơn 75 độ; Người bệnh bị đau lưng dữ dội mà không cải thiện với điều trị không phẫu thuật. Phương pháp điều trị phẫu thuật là hàn xương cột sống: Giúp giảm mức độ của đường cong, ngăn chặn bất kỳ sự tiến triển nào thêm và duy trì sự cải tiến theo thời gian cũng như giảm đau lưng đáng kể (nếu có xuất hiện).
Nếu bệnh gù cột sống được chẩn đoán sớm, phần lớn người bệnh có thể được điều trị thành công mà không cần phẫu thuật và có cuộc sống năng động, khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, sự tiến triển của đường cong có thể dẫn đến các vấn đề khi trưởng thành. Đối với những người bệnh bị cong vẹo, cần đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh và kiểm tra sự tiến triển của đường cong.