Giữ nghề làm cối gỗ truyền thống của Tây Nguyên

Không biết chính xác từ bao giờ, nhưng từ đời này truyền đời khác cối giã đã gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, nhiều vật dụng hiện đại hơn xuất hiện, thế nhưng, vẫn còn những người con ở không ít buôn làng, đặc biệt là những người trẻ ngày ngày kiên trì, bám nghề làm cối gỗ truyền thống.

Với người đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, hầu hết các món ăn thường ngày đều phải dùng cối để chế biến, từ việc làm gia vị cho đến các món ăn truyền thống. Cối gỗ trở thành vật dụng không thể thiếu trong gian bếp và trong đời sống văn hóa ở các buôn làng, dù cuộc sống hiện đại có rất nhiều vật dụng có thể thay thế. Điều này đã tạo động lực cho những người trẻ như Niê Miu quyết tâm giữ nghề làm cối gỗ truyền thống.

Từ những khúc gỗ trong các khu vườn, rẫy người dân bỏ đi, các bạn trẻ mua về, sau đó thực hiện nhiều công đoạn khác nhau để làm chày cối.

Kỹ thuật làm cối không khó, nhưng phải kiên trì, cẩn thận. Nhờ có máy móc hỗ trợ, sản phẩm làm ra được nhiều hơn và mất ít thời gian hơn trước.

Không chỉ tự tạo việc làm để có thu nhập ổn định, những thanh niên Ê Đê này còn đang góp phần lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Cối gỗ tuy là vật dụng đơn giản - nhưng trong nó chứa đựng nhiều câu chuyện văn hóa. Đồng thời là một trong những biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Djuang Niê - Việt Bảo

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/giu-nghe-lam-coi-go-truyen-thong-cua-tay-nguyen-236922.htm
Zalo