Giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999 hôm nay 15/2 cập nhật mới nhất
BNEWS/TTXVN liên tục cập nhật giá vàng thế giới, giá vàng trong nước các thương hiệu Bảo Tín Minh Châu, giá vàng Rồng Thăng Long, vàng SJC, vàng DOJI, vàng PNJ, vàng 9999, vàng 24K, vàng 18K...
![Giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999 hôm nay 15/2 cập nhật mới nhất. Ảnh: TTXVN](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_15_324_51480397/8204333c0172e82cb163.jpg)
Giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999 hôm nay 15/2 cập nhật mới nhất. Ảnh: TTXVN
Bảng giá vàng 9999, 24K, 18K, 14K, 10K, vàng SJC, DOJI, PNJ hôm nay 15/2 tăng hay giảm? Giá vàng hôm nay 15/2 bao nhiêu một lượng?
Dưới đây là bảng giá vàng hôm nay được cập nhật mới nhất từ Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu:
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_15_324_51480397/1967af5f9d11744f2d00.jpg)
Giá vàng trong nước
Giá vàng thế giới vẫn giao dịch ở mức cao, giá vàng trong nước sáng 14/2 vẫn tiếp đà tăng, vượt 91 triệu đồng/lượng.
Cụ thể, tại thời điểm 9 giờ 20 phút, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 88,3 - 91,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 600 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên 13/2.
Với giá vàng nhẫn tăng mạnh ở cả hai chiều mua vào và bán ra. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC và Công ty DOJI niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 88,3 - 91,1 87,4 - 90,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 900 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra so với sáng 13/2.
Tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 88,3 - 91,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 700 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 950 nghìn đồng/lượng ở bán ra so với sáng 13/2.
Giá vàng thế giới
Giá vàng tăng vào chiều 14/2 và đang trên đà tăng tuần thứ bảy liên tiếp, khi kế hoạch áp thuế quan đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Theo đó, giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 2.932,81 USD/ounce tính đến 14 giờ 06 phút (giờ Việt Nam), tiến gần hơn đến mức đỉnh kỷ lục 2.942,70 USD/ounce đạt được vào hôm 11/2. Giá vàng tương lai của Mỹ cũng tăng 0,5% lên 2.960,40 USD/ounce.
Hôm 13/2, ông Trump đã giao cho nhóm cố vấn kinh tế nhiệm vụ đưa ra các kế hoạch về thuế quan đối ứng đối với mọi quốc gia đánh thuế hàng nhập khẩu của Mỹ. Các mục tiêu tiềm năng bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu (EU).
Ông Ajay Kedia, Giám đốc tại công ty môi giới thương mại Kedia Commodities cho biết một yếu tố chính thúc đẩy giá vàng trong tuần này là thông báo của Tổng thống Trump về việc áp thuế quan đối ứng. Điều này đang tạo ra những lo ngại về chiến tranh thuế quan và có thể tác động đến các nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, ông Kedia nhận định thị trường đang mua vào hơi quá mức. Diễn biến đó có thể dẫn đến một số hoạt động chốt lời kỹ thuật sau khi tiến gần đến mức 3.000 USD/ounce.
Trong khi đó, báo cáo mới nhất cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ đã tăng mạnh trong tháng 1/2025. Số liệu này được công bố sau báo cáo lạm phát trước đó một ngày cho thấy giá tiêu dùng tại Mỹ đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần một năm rưỡi.
Các số liệu trên cung cấp thêm bằng chứng cho thấy lạm phát đang tăng tốc trở lại, đồng thời củng cố quan điểm rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ không cắt giảm lãi suất trước nửa cuối năm.
Giá vàng luôn nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Mỹ. Bởi lãi suất cao sẽ giúp đồng USD mạnh lên song lại khiến sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng giảm đáng kể.
Ông Ilya Spivak, người đứng đầu bộ phận vĩ mô toàn cầu tại nền tảng giao dịch Tastylive, cho biết đột phá thương mại Mỹ-Trung, giảm leo thang trong các cuộc xung đột, hoặc số liệu kinh tế của Mỹ đủ mạnh để loại bỏ khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay là những lý do có thể khiến giá vàng giảm. Nhưng tất cả dường như khó xảy ra trong thời gian tới.
Trên thị trường các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 1,9% lên 32,97 USD/ounce. Giá bạch kim cũng tăng 0,8% lên 1.002,95 USD/ounce.