Giả thuyết 'lạ' về thảm kịch đắm tàu Titanic huyền thoại

Năm 1912, tàu Titanic huyền thoại đâm vào tảng băng trôi và chìm xuống Bắc Đại Tây Dương. Gần đây, một giả thuyết cho rằng, Bắc cực quang có thể là nguyên nhân gây ra thảm kịch đắm tàu Titanic.

Vào đêm ngày 14, rạng sáng 15/4/1912, tàu Titanic huyền thoại đâm vào một tảng băng trôi và chìm xuống Bắc Đại Tây Dương. Trong số 2.240 hành khách và thủy thủ đoàn có mặt trên tàu khi đó, khoảng 1.500 người thiệt mạng. Ảnh: Courtesy of Titanic Historical Society.

Vào đêm ngày 14, rạng sáng 15/4/1912, tàu Titanic huyền thoại đâm vào một tảng băng trôi và chìm xuống Bắc Đại Tây Dương. Trong số 2.240 hành khách và thủy thủ đoàn có mặt trên tàu khi đó, khoảng 1.500 người thiệt mạng. Ảnh: Courtesy of Titanic Historical Society.

Liên quan đến thảm kịch hàng hải tồi tệ này, một số chuyên gia, nhà nghiên cứu đã dành nhiều thời gian để điều tra, tìm hiểu về nguyên nhân khiến tàu Titanic bị chìm. Mila Zinkova - nhà nghiên cứu thời tiết và nhiếp ảnh gia độc lập người Mỹ là một trong những những người quan tâm đến chủ đề này. Ảnh: Getty Images.

Liên quan đến thảm kịch hàng hải tồi tệ này, một số chuyên gia, nhà nghiên cứu đã dành nhiều thời gian để điều tra, tìm hiểu về nguyên nhân khiến tàu Titanic bị chìm. Mila Zinkova - nhà nghiên cứu thời tiết và nhiếp ảnh gia độc lập người Mỹ là một trong những những người quan tâm đến chủ đề này. Ảnh: Getty Images.

Theo nhà nghiên cứu Zinkova, bà đã xem xét điều kiện thời tiết vào đêm tàu Titanic bị chìm và lời kể của những nhân chứng sống sót cũng như nhật ký của những sĩ quan trên tàu. Ảnh: Corbis/VCG via Getty Images.

Theo nhà nghiên cứu Zinkova, bà đã xem xét điều kiện thời tiết vào đêm tàu Titanic bị chìm và lời kể của những nhân chứng sống sót cũng như nhật ký của những sĩ quan trên tàu. Ảnh: Corbis/VCG via Getty Images.

Qua đó, nhà nghiên cứu Zinkova biết được rằng, vào đêm xảy ra vụ chìm tàu Titanic, nhiều người đã nhìn thấy Bắc cực quang trên bầu trời. Ảnh: Popperfoto via Getty Images.

Qua đó, nhà nghiên cứu Zinkova biết được rằng, vào đêm xảy ra vụ chìm tàu Titanic, nhiều người đã nhìn thấy Bắc cực quang trên bầu trời. Ảnh: Popperfoto via Getty Images.

Hiện tượng cực quang có thể làm gián đoạn thiết bị liên lạc không dây trên tàu Titanic cũng như gây nhiễu hệ thống dẫn đường. Điều này cũng có khả năng cản trở các tàu cứu hộ tàu Titanic sau khi nó đâm vào tảng băng trôi và từ từ chìm xuống đáy biển. Ảnh: Popperfoto via Getty Images.

Hiện tượng cực quang có thể làm gián đoạn thiết bị liên lạc không dây trên tàu Titanic cũng như gây nhiễu hệ thống dẫn đường. Điều này cũng có khả năng cản trở các tàu cứu hộ tàu Titanic sau khi nó đâm vào tảng băng trôi và từ từ chìm xuống đáy biển. Ảnh: Popperfoto via Getty Images.

Theo NASA, cực quang hình thành trên bầu trời đêm do cơn bão Mặt trời tạo ra. Những cơn bão Mặt trời chứa rất nhiều hạt tích điện, đôi khi đủ mạnh để di chuyển đến tận Trái đất. Ảnh: Popperfoto via Getty Images.

Theo NASA, cực quang hình thành trên bầu trời đêm do cơn bão Mặt trời tạo ra. Những cơn bão Mặt trời chứa rất nhiều hạt tích điện, đôi khi đủ mạnh để di chuyển đến tận Trái đất. Ảnh: Popperfoto via Getty Images.

Khi khí điện hóa này gặp bầu khí quyển của Trái đất và di chuyển qua từ trường của hành tinh, nó tương tác với các khí trong khí quyển như oxy, sau đó phát sáng màu xanh lục, đỏ, tím và xanh lam. Những cơn bão từ cũng có thể gây nhiễu các tín hiệu điện và từ của Trái đất. Ảnh: Ralph White/Getty Images.

Khi khí điện hóa này gặp bầu khí quyển của Trái đất và di chuyển qua từ trường của hành tinh, nó tương tác với các khí trong khí quyển như oxy, sau đó phát sáng màu xanh lục, đỏ, tím và xanh lam. Những cơn bão từ cũng có thể gây nhiễu các tín hiệu điện và từ của Trái đất. Ảnh: Ralph White/Getty Images.

Từ đây, nhà nghiên cứu Zinkova tin rằng, cực quang có thể là một trong những nguyên nhân chính khiến tàu Titanic gặp thảm kịch kinh hoàng. Ảnh: Popperfoto via Getty Images.

Từ đây, nhà nghiên cứu Zinkova tin rằng, cực quang có thể là một trong những nguyên nhân chính khiến tàu Titanic gặp thảm kịch kinh hoàng. Ảnh: Popperfoto via Getty Images.

Mời độc giả xem video: Cận cảnh xác tàu Titanic dưới đáy biển sâu 4.000m.

Tâm Anh (theo ATI)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/gia-thuyet-la-ve-tham-kich-dam-tau-titanic-huyen-thoai-2080798.html
Zalo