Gia đình nữ Thạc sĩ nước ngoài đầu tiên của Việt Nam: Xuất thân hoàng tộc, cha là vị vua nổi tiếng trong sử Việt

Xuất thân cao quý, lại cực kì học thức nhưng nữ Thạc sĩ này cả đời không lấy chồng vì lý do vô cùng cảm động.

Trong lịch sử Việt Nam, vị công chúa triều Nguyễn đầu tiên và cũng là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp Thạc sĩ ở nước ngoài chính là công chúaNguyễn Phúc Như Mai(1905 – 1999). Bà là con gái trưởng của vuaHàm Nghi(1871 - 1944) với người vợMarcelle Laloe(1884 - 1974) - con gái của ông Chánh án tòa Thượng phẩm Algeria.

Công chúa Nguyễn Phúc Như Mai - Ảnh tư liệu của Nguyễn Đắc Xuân

Công chúa Nguyễn Phúc Như Mai - Ảnh tư liệu của Nguyễn Đắc Xuân

Vua Hàm Nghi là vị vua thứ 8 của nhà Nguyễn, nổi tiếng là vị vua yêu nước, ban chiếu Cần Vương, cùng đại thần Tôn Thất Thuyết lãnh đạo phong trào Cần Vương chống lại thực dân Pháp. Khẩu hiệu"Cần Vương – giúp vua đánh giặc cứu nước"khi đó đã khiến cho quân Pháp mất ăn mất ngủ, ra sức kêu gọi vua Hàm Nghi đầu hàng nhưng bất thành. Đáng tiếc là vào năm 1888, vì bị Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc phản bội mà vua bị bắt. Nhận thấy không thể mua chuộc được ông, thực dân Pháp đã đưa vua Nghi lên thuyền, đày đến Algeria – một thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi.

Vua Hàm Nghi lúc trẻ và khi về già

Vua Hàm Nghi lúc trẻ và khi về già

Vua Hàm Nghi cưới bà Marcelle Laloe tại Algeria

Vua Hàm Nghi cưới bà Marcelle Laloe tại Algeria

Tại đây, vuaHàm Nghigặp và kết hôn với con gái của ông Chánh án tòa Thượng phẩm Algeria tênMarcelle Laloe. Người con gái đầu tiên của họ là công chúaNguyễn Phúc Như Mai.Theo cuốn sách "Các vương phi, công chúa, nữ cung triều Nguyễn" của tác giả Tôn Thất Bình, công chúa được gửi về Paris học, thi vào Đại học Nông lâm, đỗ thứ năm. Với sự thông minh và chăm chỉ, công chúa Như Mai đã liên tiếp là sinh viên giỏi, giành danh hiệu thủ khoa và vượt qua rất nhiều người Pháp để đỗ thạc sĩ.

Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ vàtrở lại Algeria sống với bố mẹ, công chúa lại tiếp tục quay lại Pháp vừa làm việc vừa học để lấy bằng về Hóa học.Bà làm việc tạiViện Nghiên cứu Nông nghiệp Pháp, thời gian sau đến đến tỉnh Correze hỗ trợ dân nghèo kỹ thuật trồng trọt. Trước sự giúp đỡ của công chúa, người dân nơi đây vô cùng cảm kích và kính trọng cô.

Sau khi vuaHàm Nghiqua đời vào ngày 14/1/1944 tại Algiers,công chúa Như Maicùng các em đưa hài cốt của cha về Pháp an táng trong nghĩa trang gia đình tại làng Thonac tỉnh Dordogne, gần tỉnh Correze. Kể từ đó, bà sống cùng mẹ và em gái tại Pháp. Suốt cuộc đời, công chúa Như Mai không lấy chồng vì muốn ở vậy để thờ cha mẹ, tỏ chữ hiếu với phụ mẫu.

Theo Sở hữu trí tuệ

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/gia-dinh-nu-thac-si-nuoc-ngoai-dau-tien-cua-viet-nam-xuat-than-hoang-toc-cha-la-vi-vua-noi-tieng-trong-su-viet/20240914063717021
Zalo