Giá cà phê hôm nay 15/2: Hạ nhiệt phiên cuối tuần
Giá cà phê giảm sau đợt tăng kéo dài một tháng. Điều này không gây bất ngờ trong bối cảnh giới đầu tư chốt lời khi đạt được lợi nhuận kỳ vọng.
Giá cà phê hôm nay ngày 15/2/2025 tại thị trường trong nước
![Tham khảo giá cà phê hôm nay ngày 15/2/2025 tại khu vực Tây Nguyên](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_15_503_51483133/0f544b9878d69188c8c7.jpg)
Tham khảo giá cà phê hôm nay ngày 15/2/2025 tại khu vực Tây Nguyên
Giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên đồng loạt hạ nhiệt với hôm qua. Mức giá cà phê trung bình hiện ở quanh mốc 131.000 đồng/kg. Cụ thể:
Giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk giảm 1.000 đồng/kg, đạt 131.300 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại Lâm Đồng cũng giảm 1.000 đồng/kg, đạt 130.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại Gia Lai ghi nhận giảm 1.000 đồng/kg, đạt 131.300 đồng/kg.
Tương tự, giá cà phê hôm nay tại Đắk Nông giảm 1.000 đồng/kg, đạt 131.500 đồng/kg.
Lưu ý: Các mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, mức giá thực tế sẽ có sự chênh lệch theo từng địa phương, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán, khối lượng giao dịch… Quý độc giả vui lòng liên hệ đến các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh cà phê gần nhất để được tư vấn cụ thể.
Giá cà phê hôm nay ngày 15/2/2025 tại thị trường thế giới
Theo dữ liệu mới nhất, giá cà phê thế giới đồng loạt giảm trên 2 sàn giao dịch. Cụ thể:
Trên sàn ICE Futures Europe, giá cà phê Robusta giao tháng 3/2025 giảm 59 USD/tấn, ở mức 5.735 USD/tấn, giao tháng 5/2025 giảm 62 USD/tấn, ở mức 5.726 USD/tấn.
Trên sàn ICE Futures US, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2025 giảm 19,15 cent/lb, ở mức 419,75 cent/lb, giao tháng 5/2025 giảm 17,70 cent/lb, ở mức 407,40 cent/lb.
Giá cà phê thế giới hôm nay tiếp tục đà giảm ở sàn London. Còn giá Arabica trên sàn New York quay đầu giảm sâu từ mức cao kỷ lục xuống hơn 4% do áp lực thanh lý vị thế mua sau đợt tăng kéo dài một tháng. Giá cà phê giảm không gây bất ngờ trong bối cảnh giới đầu tư chốt lời khi đạt được lợi nhuận kỳ vọng.
Thời gian qua, giá cà phê Arabica tăng quá nóng đã khiến nhiều nhà xuất khẩu cà phê của Brazil gặp khó vì đứt gãy chuỗi cung ứng, tương tự như điều đã diễn ra với thị trường cà phê của Việt Nam niên vụ trước nhưng nghiêm trọng hơn.
Các doanh nghiệp dự báo giá và ký hợp đồng bán ra, mua vào với nông dân. Tuy nhiên khi giá tăng phi mã, việc thực hiện hợp đồng gây thiệt cho bên có hàng nên họ không muốn giao hàng theo giá cũ, kéo theo cả chuỗi cung ứng bị rối loạn.