Gặp mặt truyền thống cựu chiến binh Ban Liên hợp Quân sự - Trại Đa-vít lần thứ 22

Sáng 19/4 tại Hà Nội, Ban liên lạc cựu chiến binh Ban Liên hợp Quân sự (LHQS) - Trại Đa-vít phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3 tổ chức cuộc gặp mặt truyền thống lần thứ 22 nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và Ngày kết thúc nhiệm vụ ngoại giao Quân sự thi hành Hiệp định Pariss về Việt Nam (30/4/1975-30/4/2025).

Tại sự kiện, Đại tá Đào Trí Công - Trưởng Ban liên lạc cựu chiến binh ban Liên hợp Quân sự - Trại Đa-vít đã báo cáo tình hình công tác của Ban liên lạc năm 2024, phương hướng hoạt động năm 2025; những tư liệu mới về hoạt động của hai đoàn đại biểu quân sự ta trong 823 ngày đêm chiến đấu trên mặt trận ngoại giao quân sự giữa sào huyệt kẻ thù, buộc đối phương thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Paris về “Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”.

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, cán bộ, chiến sĩ trại Đa-vit đã được Bộ Chỉ huy chiến dịch công nhận là “Cánh quân thứ Sáu”, góp phần to lớn vào Ngày toàn thắng của dân tộc.

Đại tá Đào Trí Công - Trưởng Ban liên lạc cựu chiến binh ban Liên hợp Quân sự - Trại Đa-vít phát biểu tại sự kiện.

Đại tá Đào Trí Công - Trưởng Ban liên lạc cựu chiến binh ban Liên hợp Quân sự - Trại Đa-vít phát biểu tại sự kiện.

Năm 2012, hai đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Quân Giải phóng) đã được Chủ tịch nước tuyên dương Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

"Với những giá trị đó, Căn cứ trại Đa-vít, nơi đóng quân của hai đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Quân Giải phóng) trong sân bay Tân Sơn Nhất giữa lòng địch đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ra Quyết định số 827/QĐ-BVHTTDL ngày 9/3/2017 xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia" - Đại tá Đào Trí Công - Trưởng Ban liên lạc cựu chiến binh ban Liên hợp Quân sự - Trại Đa-vít nhấn mạnh.

Trước đó, trại Đa-vít đã được xác định là 1 trong 4 di tích lịch sử tiêu biểu, đặc biệt quan trọng của chín dịch Hồ Chí Minh theo thông tư liên bộ số 1083/TT-QP ngày 26/12/1986 giữa BQP và Bộ thống tin văn hóa (nay là Bộ VHTT&DL). Tuy nhiên, sau ngày giải phóng, di tích đã bị phá hủy, việc phục dựng di tích còn gặp khó khăn do các bên liên quan chưa thống nhất được về giải pháp thực hiện.

Do đó, buổi gặp mặt hôm nay không chỉ là dịp ôn lại truyền thống mà còn là dịp để các cựu chiến binh truyền cảm hứng và giáo dục thế hệ trẻ, kết nối những giá trị lịch sử với hiện tại và tương lai.

"Chúng ta mong muốn từ sự kiện này sẽ tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ tinh thần, khí phách của đại thắng mùa xuân 30/4/1975 và tinh thần trại Đa-vít đến cộng đồng - để mọi người hiểu rằng: Bản lĩnh Việt Nam không chỉ nằm ở trận địa bom đạn, mà còn tỏa sáng trong khí phách anh hùng, trí tuệ, bản lĩnh, khát vọng hòa bình và tình người của Dân tộc ta" - Đại tá Đào Trí Công nói thêm.

BTC trao tặng kỷ niệm chương cho các cựu chiến binh là nhân chứng lịch sử nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

BTC trao tặng kỷ niệm chương cho các cựu chiến binh là nhân chứng lịch sử nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Trong khuôn khổ sự kiện, Ban tổ chức đã tiến hành trao kỷ niệm chương cho 10 cựu chiến binh là nhân chứng lịch sự nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây không chỉ là vinh dự, sự tri ân sâu sắc mà còn là niềm tự hào về truyền thống của cựu chiến binh Ban Liên hợp quân sự trại Đa-vít.

"Tính đến nay, trại Đa-vít đã có 810 người được các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trao tặng kỷ niệm chương về ghi nhận về thành tích cá nhân, đóng góp vào quá trình thi hành Hiệp định Paris về Việt Nam. Riêng năm 2025 chúng ta có 10 người được trao tặng kỷ niệm chương" - ông Phan Đức Thắng, Phó trưởng ban Liên lạc quân sự trại Đa-vít cho biết.

Bà Trần Việt Hoa - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3 phát biểu tại sự kiện.

Bà Trần Việt Hoa - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3 phát biểu tại sự kiện.

Ghi nhận và cảm ơn các cá nhân đã tặng tài liệu, tư liệu và hiện vật cho Trung tâm, bà Trần Việt Hoa - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3 gửi lời cảm ơn và tri ân các cựu chiến binh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, cũng là 50n năm Ngày phái đoàn quân sự của các bên đã hoàn thành sứ mệnh quân sự quan trọng.

"Việc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3 được tiếp nhận các tư liệu, hiện vật ngày hôm nay thực sự là rất quan trọng. Đây cũng sẽ là dấu mốc để ghi nhớ các hoạt động của một thời oanh liệt của các chiến sĩ, lực lượng thầm nặng của các cựu chiến binh trong trại Đa-vít", bà Trần Việt Hoa nói thêm.

Một số hình ảnh tại sự kiện:

Quang cảnh buổi gặp mặt truyền thống cựu chiến binh Ban Liên hợp Quân sự - Trại Đa-vít lần thứ 22.

Quang cảnh buổi gặp mặt truyền thống cựu chiến binh Ban Liên hợp Quân sự - Trại Đa-vít lần thứ 22.

Các cựu chiến binh - các nhân chứng lịch sử cùng ôn lại quá khứ hào hùng kháng chiến chống Mỹ nhân dịp 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Các cựu chiến binh - các nhân chứng lịch sử cùng ôn lại quá khứ hào hùng kháng chiến chống Mỹ nhân dịp 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Thành viên BTC phát biểu tại buổi gặp mặt.

Thành viên BTC phát biểu tại buổi gặp mặt.

Các cựu chiến binh, khách mời tham dự buổi gặp mặt.

Các cựu chiến binh, khách mời tham dự buổi gặp mặt.

Các cựu chiến binh đến từ 3 miền trên cả nước quy tự tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3.

Các cựu chiến binh đến từ 3 miền trên cả nước quy tự tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3.

Các cựu chiến binh tham quan không gian trưng bày ảnh của Trại Đa-vít.

Các cựu chiến binh tham quan không gian trưng bày ảnh của Trại Đa-vít.

Nhiều hình ảnh đáng nhớ về một thời kháng chiến chống Mỹ oanh liệt bảo vệ tổ quốc.

Nhiều hình ảnh đáng nhớ về một thời kháng chiến chống Mỹ oanh liệt bảo vệ tổ quốc.

Các cựu chiến binh xúc động khi nhìn lại hình ảnh một thời đáng nhớ.

Các cựu chiến binh xúc động khi nhìn lại hình ảnh một thời đáng nhớ.

Các cựu chiến binh tham quan không gian trưng bày các kỷ vật thời chiến tranh.

Các cựu chiến binh tham quan không gian trưng bày các kỷ vật thời chiến tranh.

Rất nhiều tư liệu, kỷ vật quý hiếm được trưng bày tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3.

Rất nhiều tư liệu, kỷ vật quý hiếm được trưng bày tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3.

Hình ảnh Quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam (Việt Nam).

Hình ảnh Quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam (Việt Nam).

Một số đầu sách của các cựu chiến binh của Trại Đa-vít.

Một số đầu sách của các cựu chiến binh của Trại Đa-vít.

Kỷ vật thời chiến tranh do các cựu chiến binh tặng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3.

Kỷ vật thời chiến tranh do các cựu chiến binh tặng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3.

Một số hình ảnh tư liệu quý khác được trưng bày tại tầng 3 của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3.

Một số hình ảnh tư liệu quý khác được trưng bày tại tầng 3 của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3.

Không gian trưng bày ảnh, kỷ vật của các cựu chiến binh Trại Đa-vít.

Không gian trưng bày ảnh, kỷ vật của các cựu chiến binh Trại Đa-vít.

Bài và ảnh: Trung Nguyễn

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/gap-mat-truyen-thong-cuu-chien-binh-ban-lien-hop-quan-su-trai-da-vit-lan-thu-22-10287607.html
Zalo