Động lực cho bảo tồn văn hóa

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập mạnh mẽ, nơi các giá trị văn hóa truyền thống đứng trước nhiều thách thức, du lịch nổi lên như một lực lượng đầy tiềm năng, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng vai trò then chốt trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc.

Nhận thức giá trị

Nếu nhìn nhận một cách sâu sắc, chính du lịch tạo ra những cơ hội chưa từng có để bảo tồn văn hóa. Sự quan tâm và nhu cầu khám phá những điều khác biệt, độc đáo của du khách tạo ra động lực kinh tế mạnh mẽ để cộng đồng địa phương nhận thức rõ hơn giá trị di sản văn hóa của mình.

Ông Bàn Quý Tỉnh, dân tộc Dao Tiền, thôn Khâu Tràng, xã Hồng Thái (Na Hang) cho rằng: Trước kia người dân canh tác ruộng bậc thang một vụ trong năm, họ mặc nhiên coi đây là hoạt động canh tác nông nghiệp vùng cao rất bình thường. Tuy nhiên ngày càng nhiều khách lạ từ nơi khác đến “mê mệt” vẻ đẹp, khí hậu của Hồng Thái.

Các hoạt động du lịch bắt đầu phát triển mạnh mẽ, huyện quy hoạch Khâu Tràng thành Làng Văn hóa. Từ đây mỗi gia đình trong thôn được hướng dẫn cách bảo tồn kiến trúc nhà ngói âm dương, nghề dệt thêu, phong tục, tập quán của người Dao Tiền. Cùng với đó là các sản phẩm du lịch phụ trợ được khai thác như săn mây, ngắm hoa lê, thưởng chè Shan tuyết...

Nhận thức về bảo tồn văn hóa dân tộc Dao Tiền truyền thống trong thôn được nâng lên rõ rệt, nhiều gia đình đã nhận thức ra giá trị của nó. Ở thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang (Lâm Bình) trước kia người dân có nguyện vọng khôi phục được nghi lễ nhảy lửa như một nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, nét văn hóa riêng có của người Pà Thẻn.

Nhờ có du lịch mà công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh được phát huy.

Nhờ có du lịch mà công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh được phát huy.

Ông Phù Văn Thành, dân tộc Pà Thẻn, thôn Thượng Minh cho biết: Giờ đây nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn của địa phương được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh. Huyện Lâm Bình xây dựng nhảy lửa trở thành một sản phẩm du lịch nổi trội, độc đáo của địa phương.

Khi chứng kiến sự quan tâm và ngưỡng mộ của du khách đối với những nét độc đáo của nghi lễ nhảy lửa, người dân bản địa sẽ cảm thấy tự hào hơn về di sản của mình. Sự tương tác văn hóa giữa du khách và người dân địa phương tạo ra cơ hội để trao đổi, học hỏi và hiểu biết lẫn nhau, góp phần củng cố ý thức bảo tồn và Nhờ có du lịch mà công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh được phát huy. phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

Các chương trình du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm văn hóa ngày càng được ưa chuộng, tạo điều kiện cho du khách tham gia trực tiếp vào các hoạt động văn hóa địa phương, từ đó hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa và giá trị của chúng. Điều này không chỉ mang lại trải nghiệm đáng nhớ cho du khách mà còn giúp người dân địa phương ý thức rõ hơn về vai trò của mình trong việc gìn giữ và truyền lại những di sản văn hóa cho thế hệ sau.

Bên cạnh nghi lễ nhảy lửa, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa chung người Pà Thẻn được chính quyền, người dân chú trọng. Các tổ đội dệt vải thổ cẩm, thêu thùa, may trang phục Pà Thẻn ra đời, làm sinh động hơn cho sản phẩm du lịch mới.

Định hướng lớn

Căn cứ vào tiềm năng thế mạnh, nhiều kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh đều xác định phát triển du lịch là một trong 3 lĩnh vực đột phá của tỉnh. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Dương Văn Sáu - chuyên gia cao cấp về du lịch (Hà Nội) khẳng định: Tuyên Quang hội đủ những yếu tố để phát triển du lịch. Qua du lịch chính là động lực cho công tác bảo tồn văn hóa của tỉnh.

Đơn cử, tỉnh có 3 làng văn hóa du lịch cộng đồng tiềm năng là: Làng Văn hóa thôn Tân Lập, xã Tân Trào (Sơn Dương); Làng Văn cực bảo tồn các lễ hội truyền thống. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đến nay toàn tỉnh hiện có 54 lễ hội, trong đó đó có 48 lễ hội truyền thống, 6 lễ hội văn hóa.

Ngành Văn hóa tỉnh phối hợp với địa phương phục dựng lại Lễ hội giã cốm của dân tộc Tày.

Ngành Văn hóa tỉnh phối hợp với địa phương phục dựng lại Lễ hội giã cốm của dân tộc Tày.

Tỉnh đã phục hồi nhiều lễ hội truyền thống như lễ hội Lồng tông và giã cốm của dân tộc Tày, lễ hội Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn, lễ hội Đầm Mây dân tộc Dao Quần trắng, lễ hội Đình làng Giếng Tanh của dân tộc Cao Lan. Du lịch còn làm “sống lại” các văn hóa phi vật thể, kiến trúc, âm nhạc, ẩm thực, nghề truyền thống… hóa Khâu Tràng, xã Hồng Thái (Na Hang); Làng Văn hóa Nà Tông, xã Thượng Lâm (Lâm Bình).

Trong 3 làng văn hóa này có 2 làng dân tộc Tày, 1 làng dân tộc Dao Tiền gắn với khu, điểm du lịch nổi bật của tỉnh. Như Làng Văn hóa Tân Lập gắn với Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào; Làng Văn hóa Khâu Tràng gắn với điểm du lịch 4 mùa ở Hồng Thái; Làng Văn hóa Nà Tông gắn với Bến thủy và vùng lòng hồ sinh thái Na Hang - Lâm Bình. Hằng năm lượng khách du lịch đến 3 làng này đều tăng nhanh, hứa hẹn nhiều triển vọng.

Để phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng, hiện nay huyện Na Hang còn quy hoạch, xây dựng thêm Làng Văn hóa du lịch thôn Bản Bung, xã Thanh Tương; Nà Khá, xã Năng Khả. Huyện Lâm Bình quy hoạch phát triển thêm Làng Văn hóa du lịch thôn Nặm Đíp, thị trấn Lăng Can; thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang; thôn Bản Biến, xã Phúc Sơn; Bản Bon, xã Phúc Yên.

Huyện Hàm Yên quy hoạch, xây dựng Làng Văn hóa du lịch thôn Pác Cáp, xã Phù Lưu; huyện Yên Sơn xây dựng, phát triển Làng Văn hóa du lịch thôn Động Sơn, xã Chân Sơn; huyện Chiêm Hóa phát triển Làng Văn hóa du lịch thôn Bản Ba, xã Trung Hà; thành phố Tuyên Quang có triển vọng phát triển làng Dùm, phường Nông Tiến…

Ngoài bảo tồn các làng văn hóa dân tộc, tỉnh còn tích Các chuyên gia du lịch khẳng định, du lịch không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là một cầu nối văn hóa mạnh mẽ. Khi được khai thác một cách thông minh và bền vững, du lịch thực sự có khả năng trở thành một động lực to lớn cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Bằng cách tạo ra nguồn lực kinh tế, nâng cao nhận thức và lòng tự hào văn hóa cho cộng đồng địa phương, du lịch đang góp phần đảm bảo rằng những di sản văn hóa quý báu của địa phương sẽ tiếp tục được gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ tương lai. Điều quan trọng là chúng ta cần nhận thức rõ ràng mối quan hệ tương hỗ này và hành động một cách có trách nhiệm để du lịch thực sự trở thành ngọn hải đăng soi đường cho sự trường tồn của văn hóa.

Bài, ảnh: Quang Hòa

Nguồn Tuyên Quang: http://baotuyenquang.com.vn/dong-luccho-bao-ton-van-hoa-211444.html
Zalo