Độc đáo uống cà phê, khám phá chứng tích 'huyền thoại'

Nằm giữa trung tâm TP. HCM, quán cà phê Đỗ Phủ thu hút thực khách bởi không gian hoài cổ yên bình. Nhưng ít ai biết rằng, nơi đây từng là cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn huyền thoại.

Giữa phố thị náo nhiệt, bước chân vào quán cà phê Đỗ Phủ (số 113A Đặng Dung, phường Tân Định, quận 1) như “xuyên không” tới một thế giới khác, đưa chúng ta trở về với những năm 50 của thế kỷ trước. Trong không gian hoài cổ, mọi đồ vật nhuốm màu thời gian, thực khách được phục vụ ly cà phê vợt thơm nồng, một cách pha chế và thưởng thức cà phê đậm nét văn hóa của người Sài Gòn xưa.

Giữa phố thị náo nhiệt, bước chân vào quán cà phê Đỗ Phủ (số 113A Đặng Dung, phường Tân Định, quận 1) như “xuyên không” tới một thế giới khác, đưa chúng ta trở về với những năm 50 của thế kỷ trước. Trong không gian hoài cổ, mọi đồ vật nhuốm màu thời gian, thực khách được phục vụ ly cà phê vợt thơm nồng, một cách pha chế và thưởng thức cà phê đậm nét văn hóa của người Sài Gòn xưa.

Quán cà phê Đỗ Phủ vốn là một căn nhà gỗ được xây dựng từ năm 1946, là địa điểm kinh doanh cà phê, cơm tấm của vợ chồng ông Đỗ Miễn, một gia đình cách mạng yêu nước. Bề ngoài, đây chỉ là địa chỉ buôn bán ăn uống bình thường nhưng thực chất là nơi cất giữ, chuyển giao thư từ, tài liệu mật, tiền vàng… ra chiến khu. Đồng thời cũng chính là nơi nuôi giấu cán bộ, chiến sĩ Biệt động Sài Gòn.

Quán cà phê Đỗ Phủ vốn là một căn nhà gỗ được xây dựng từ năm 1946, là địa điểm kinh doanh cà phê, cơm tấm của vợ chồng ông Đỗ Miễn, một gia đình cách mạng yêu nước. Bề ngoài, đây chỉ là địa chỉ buôn bán ăn uống bình thường nhưng thực chất là nơi cất giữ, chuyển giao thư từ, tài liệu mật, tiền vàng… ra chiến khu. Đồng thời cũng chính là nơi nuôi giấu cán bộ, chiến sĩ Biệt động Sài Gòn.

Để đảm bảo bí mật và hoạt động an toàn, căn nhà được thiết kế có hầm nổi và hầm chìm. Hầm nổi là khoảng không gian kẹp giữa vách 2 ngôi nhà, để cất giữ tài liệu, thư từ và đồ dùng bí mật

Để đảm bảo bí mật và hoạt động an toàn, căn nhà được thiết kế có hầm nổi và hầm chìm. Hầm nổi là khoảng không gian kẹp giữa vách 2 ngôi nhà, để cất giữ tài liệu, thư từ và đồ dùng bí mật

Tài liệu, thư từ bí mật sẽ bỏ vào những chiếc lon cất giữ ở hầm nổi, khi đưa vào hay lấy ra sẽ sử dụng dây cột vào lon

Tài liệu, thư từ bí mật sẽ bỏ vào những chiếc lon cất giữ ở hầm nổi, khi đưa vào hay lấy ra sẽ sử dụng dây cột vào lon

Còn hầm chìm là nơi cất giữ vũ khí cũng là lối ngầm thông với các căn nhà bên cạnh, khi có “động” người trong nhà thoát ra bằng lối ngầm này.

Còn hầm chìm là nơi cất giữ vũ khí cũng là lối ngầm thông với các căn nhà bên cạnh, khi có “động” người trong nhà thoát ra bằng lối ngầm này.

Cửa hầm ngầm chính là đáy chiếc tủ gỗ được ngụy trang, mỗi lần vào ra chỉ cần lật tấm ván gỗ lên

Cửa hầm ngầm chính là đáy chiếc tủ gỗ được ngụy trang, mỗi lần vào ra chỉ cần lật tấm ván gỗ lên

Có một chi tiết đặc biệt, quán cà phê Đỗ Phủ lại nằm ngay bên cạnh nhà ông Ngô Quang Trưởng, Trung tướng quân đội Việt Nam Cộng Hòa và đối diện Cao ốc Đại Hàn thời đó, lính Hàn thường lui tới quán ăn cơm tấm, nên mọi hoạt động đều rất rủi ro. Tuy nhiên bằng sự cẩn trọng, mưu trí của vợ chồng ông Đỗ Phủ và những cán bộ cách mạng, cơ sở này vẫn an toàn hoạt động cho tới ngày đại thắng 30/04/1975.

Có một chi tiết đặc biệt, quán cà phê Đỗ Phủ lại nằm ngay bên cạnh nhà ông Ngô Quang Trưởng, Trung tướng quân đội Việt Nam Cộng Hòa và đối diện Cao ốc Đại Hàn thời đó, lính Hàn thường lui tới quán ăn cơm tấm, nên mọi hoạt động đều rất rủi ro. Tuy nhiên bằng sự cẩn trọng, mưu trí của vợ chồng ông Đỗ Phủ và những cán bộ cách mạng, cơ sở này vẫn an toàn hoạt động cho tới ngày đại thắng 30/04/1975.

Trong không gian quán, chủ nhà bày trí nhiều hiện vật, chứng tích về lực lượng Biệt động Sài Gòn huyền thoại

Trong không gian quán, chủ nhà bày trí nhiều hiện vật, chứng tích về lực lượng Biệt động Sài Gòn huyền thoại

Nhiều tài liệu, sách báo viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhân vật, sự kiện lịch sử được sưu tầm, sắp xếp gọn gàng

Nhiều tài liệu, sách báo viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhân vật, sự kiện lịch sử được sưu tầm, sắp xếp gọn gàng

Bút ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được đóng khung, treo cẩn thận

Bút ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được đóng khung, treo cẩn thận

Ngày nay, cà phê Đỗ Phủ hay còn được gọi với cái tên “Cà phê Biệt động” vẫn giữ được không gian, kiến trúc nguyên mẫu, lưu giữ nhiều hình ảnh, chứng tích về lực lượng huyền thoại năm xưa.

Ngày nay, cà phê Đỗ Phủ hay còn được gọi với cái tên “Cà phê Biệt động” vẫn giữ được không gian, kiến trúc nguyên mẫu, lưu giữ nhiều hình ảnh, chứng tích về lực lượng huyền thoại năm xưa.

Du khách tới đây vừa có thể thưởng thức cà phê, vừa tận mắt tham quan, được nghe những câu chuyện lịch sử về những con người kiên trung, hiến dâng tuổi trẻ và cả mạng sống cho hòa bình đất nước.

Du khách tới đây vừa có thể thưởng thức cà phê, vừa tận mắt tham quan, được nghe những câu chuyện lịch sử về những con người kiên trung, hiến dâng tuổi trẻ và cả mạng sống cho hòa bình đất nước.

Nhiều người thích thú khi được hướng dẫn viên thuyết minh về chức năng và cách vận hành của hầm nổi và hầm chìm

Nhiều người thích thú khi được hướng dẫn viên thuyết minh về chức năng và cách vận hành của hầm nổi và hầm chìm

Trong những ngày rộn ràng chuẩn bị đón Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, quán cà phê Biệt động tấp nập du khách tới tham quan, tìm hiểu về lịch sử.

Trong những ngày rộn ràng chuẩn bị đón Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, quán cà phê Biệt động tấp nập du khách tới tham quan, tìm hiểu về lịch sử.

Đối với thế hệ trẻ, mỗi chuyến tham quan là một lần nhìn lại lịch sử để hiểu rõ hơn về sự hy sinh to lớn của cha ông, từ đó trân trọng hơn cuộc sống hiện tại và trách nhiệm tiếp nối truyền thống dân tộc.

Đối với thế hệ trẻ, mỗi chuyến tham quan là một lần nhìn lại lịch sử để hiểu rõ hơn về sự hy sinh to lớn của cha ông, từ đó trân trọng hơn cuộc sống hiện tại và trách nhiệm tiếp nối truyền thống dân tộc.

CTV Lê Nam/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/doc-dao-uong-ca-phe-kham-pha-chung-tich-huyen-thoai-post1193250.vov
Zalo