Độc đáo lễ hội té nước và buộc chỉ cổ tay của sinh viên Lào tại Đại học Hạ Long

Các hoạt động như lễ hội té nước hay nghi thức buộc chỉ tay, xây tháp cát... đều nằm trong Tết cổ truyền Bunpimay được các sinh viên Lào tái hiện lại tại Đại học Hạ Long.

Video: Đại học Hạ Long tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2025 cho lưu học sinh Lào.

 Chiều 15/4, Trường Đại học Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2025 cho lưu học sinh Lào đang học tập tại trường.

Chiều 15/4, Trường Đại học Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2025 cho lưu học sinh Lào đang học tập tại trường.

 Đây là hoạt động giúp các lưu học sinh Lào đang theo học tại nhà trường không khí đón Tết cổ truyền vui tươi, ấm cúng như chính trên quê hương, đất nước mình.

Đây là hoạt động giúp các lưu học sinh Lào đang theo học tại nhà trường không khí đón Tết cổ truyền vui tươi, ấm cúng như chính trên quê hương, đất nước mình.

 Theo Tiến sĩ Trần Trung Vỹ - Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường, cho biết Trường Đại học Hạ Long là ngôi trường có nhiều lưu học sinh Lào đang theo học tại đây và đứng đầu trong số các trường thuộc tỉnh Quảng Ninh. Trong thời gian vừa qua, nhà trường đã đào tạo khoảng 13 khóa lưu học sinh Lào với hơn 700 sinh viên.

Theo Tiến sĩ Trần Trung Vỹ - Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường, cho biết Trường Đại học Hạ Long là ngôi trường có nhiều lưu học sinh Lào đang theo học tại đây và đứng đầu trong số các trường thuộc tỉnh Quảng Ninh. Trong thời gian vừa qua, nhà trường đã đào tạo khoảng 13 khóa lưu học sinh Lào với hơn 700 sinh viên.

 Đây là kết quả của việc kết nghĩa, hợp tác và trao đổi sinh viên giữa tỉnh Quảng Ninh với 3 tỉnh phía Bắc Lào gồm Luông Pha Băng, Hủa Phăn và Xay Nhạ Bu Ly. Nhiều sinh viên Lào sau khi hoàn thiện chương trình 5 năm học tại Đại học Hạ Long đã quay trở về Lào xây dựng làng bản, quê hương đất nước.

Đây là kết quả của việc kết nghĩa, hợp tác và trao đổi sinh viên giữa tỉnh Quảng Ninh với 3 tỉnh phía Bắc Lào gồm Luông Pha Băng, Hủa Phăn và Xay Nhạ Bu Ly. Nhiều sinh viên Lào sau khi hoàn thiện chương trình 5 năm học tại Đại học Hạ Long đã quay trở về Lào xây dựng làng bản, quê hương đất nước.

 Tết Bunpimay là Tết truyền thống của người Lào kéo dài trong 3 ngày 14-16/5 dương lịch, trong đó điểm nhấn là Lễ hội té nước. Theo truyền thống hàng nghìn năm, mỗi khi Tết đến xuân về, người Lào lại tổ chức lễ hội té nước mang ý nghĩa gột rửa hết những điều không may mắn trong năm cũ, cầu chúc những điều tốt đẹp, hạnh phúc sẽ đến trong năm mới.

Tết Bunpimay là Tết truyền thống của người Lào kéo dài trong 3 ngày 14-16/5 dương lịch, trong đó điểm nhấn là Lễ hội té nước. Theo truyền thống hàng nghìn năm, mỗi khi Tết đến xuân về, người Lào lại tổ chức lễ hội té nước mang ý nghĩa gột rửa hết những điều không may mắn trong năm cũ, cầu chúc những điều tốt đẹp, hạnh phúc sẽ đến trong năm mới.

 Tục té nước đón năm mới nhằm đưa tiễn mùa khô và cầu mưa xuống với mong muốn mưa thuận gió hòa đem lại sự sinh sôi nảy nở cho vạn vật.

Tục té nước đón năm mới nhằm đưa tiễn mùa khô và cầu mưa xuống với mong muốn mưa thuận gió hòa đem lại sự sinh sôi nảy nở cho vạn vật.

 Theo các lưu học sinh Lào, vào ngày này tại quê hương hoạt động té nước sẽ bắt đầu từ sáng, và kết thúc vào khoảng độ 16h chiều, trước khi mặt trời lặn. Trong hoạt động này, mọi người, không phân biệt già trẻ lớn bé, là người Lào hay khách du lịch quốc tế, chỉ cần ra đường là sẽ được thấm đẫm giọt nước mát lành.

Theo các lưu học sinh Lào, vào ngày này tại quê hương hoạt động té nước sẽ bắt đầu từ sáng, và kết thúc vào khoảng độ 16h chiều, trước khi mặt trời lặn. Trong hoạt động này, mọi người, không phân biệt già trẻ lớn bé, là người Lào hay khách du lịch quốc tế, chỉ cần ra đường là sẽ được thấm đẫm giọt nước mát lành.

 Lễ hội cũng thu hút nhiều sinh viên, giảng viên Việt Nam tham dự. "Rất thú vị và mang đầy ý nghĩa. Chúng tôi cùng cả sinh viên Việt Nam, sinh viên Lào hòa cùng vào Tết cổ truyền Bunpimay tham gia các hoạt động như té nước, buộc chỉ cổ tay. Tôi nhận được lời chúc hạnh phúc và sức khỏe của các lưu học sinh Lào", cô Vũ Ngọc Huyền Chi - giảng viên Trường Đại học Hạ Long chia sẻ.

Lễ hội cũng thu hút nhiều sinh viên, giảng viên Việt Nam tham dự. "Rất thú vị và mang đầy ý nghĩa. Chúng tôi cùng cả sinh viên Việt Nam, sinh viên Lào hòa cùng vào Tết cổ truyền Bunpimay tham gia các hoạt động như té nước, buộc chỉ cổ tay. Tôi nhận được lời chúc hạnh phúc và sức khỏe của các lưu học sinh Lào", cô Vũ Ngọc Huyền Chi - giảng viên Trường Đại học Hạ Long chia sẻ.

 Các lưu học sinh Lào biểu diễn lại một số hoạt động nghi thức hương sắc, lễ tạ ơn và xây tháp cát tại Tết cổ truyền Bounpimai Lào.

Các lưu học sinh Lào biểu diễn lại một số hoạt động nghi thức hương sắc, lễ tạ ơn và xây tháp cát tại Tết cổ truyền Bounpimai Lào.

 "Lào là xứ sở của Lễ hội. Tháng nào trong năm cũng có lễ hội. Bunpimay là Tết theo Phật lịch của người Lào. Em cảm thấy rất tự hào khi Tết cổ truyền của quê hương em được tái hiện ngay tại ngôi trường mà em đang theo học", Lilavanh Xayvangmeuang (Nị La Văn), lưu học sinh Lào chia sẻ.

"Lào là xứ sở của Lễ hội. Tháng nào trong năm cũng có lễ hội. Bunpimay là Tết theo Phật lịch của người Lào. Em cảm thấy rất tự hào khi Tết cổ truyền của quê hương em được tái hiện ngay tại ngôi trường mà em đang theo học", Lilavanh Xayvangmeuang (Nị La Văn), lưu học sinh Lào chia sẻ.

 Trong Tết Bunpimay, nghi thức quan trọng không kém là Lễ buộc chỉ cổ tay (còn gọi là lễ Sou khoẳn). Lễ buộc chỉ cổ tay gồm 2 phần chính là nghi thức cúng và nghi thức buộc chỉ.

Trong Tết Bunpimay, nghi thức quan trọng không kém là Lễ buộc chỉ cổ tay (còn gọi là lễ Sou khoẳn). Lễ buộc chỉ cổ tay gồm 2 phần chính là nghi thức cúng và nghi thức buộc chỉ.

 Theo phong tục, nghi lễ phải được tổ chức ở nơi trang trọng nhất trong nhà, cơ quan. Người chủ trì nghi lễ theo nguyên tắc là Mophon (thầy cúng), nhà sư, nhà sư đã hoàn tục hoặc các bậc cao niên có uy tín trong dòng tộc, dòng họ làm lễ buộc chỉ cổ tay.

Theo phong tục, nghi lễ phải được tổ chức ở nơi trang trọng nhất trong nhà, cơ quan. Người chủ trì nghi lễ theo nguyên tắc là Mophon (thầy cúng), nhà sư, nhà sư đã hoàn tục hoặc các bậc cao niên có uy tín trong dòng tộc, dòng họ làm lễ buộc chỉ cổ tay.

 Phong tục buộc chỉ cổ tay của người Lào không chỉ độc đáo, mà còn mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh, khiến người được buộc chỉ cảm thấy bình an, hạnh phúc và phấn khởi hơn trong cuộc sống. Trải qua nhiều thập kỷ, người dân Lào vẫn giữ nguyên vẹn lễ buộc chỉ cổ tay vào các dịp đầu năm mới, cưới hỏi... Đây là lễ tục tâm linh mang đậm bản sắc dân tộc, vì thế cần được bảo tồn, giữ gìn trong thời kỳ hội nhập văn hóa như hiện nay.

Phong tục buộc chỉ cổ tay của người Lào không chỉ độc đáo, mà còn mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh, khiến người được buộc chỉ cảm thấy bình an, hạnh phúc và phấn khởi hơn trong cuộc sống. Trải qua nhiều thập kỷ, người dân Lào vẫn giữ nguyên vẹn lễ buộc chỉ cổ tay vào các dịp đầu năm mới, cưới hỏi... Đây là lễ tục tâm linh mang đậm bản sắc dân tộc, vì thế cần được bảo tồn, giữ gìn trong thời kỳ hội nhập văn hóa như hiện nay.

 Các hoạt động đón Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh Lào được Trường Đại học Hạ Long tổ chức thường niên không chỉ tăng cường giao lưu, gắn kết giữa lưu học sinh Lào và sinh viên Trường Đại học Hạ Long, mà còn góp phần củng cố quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt – Lào nói chung, giữa tỉnh Quảng Ninh với 3 tỉnh Bắc Lào nói riêng.

Các hoạt động đón Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh Lào được Trường Đại học Hạ Long tổ chức thường niên không chỉ tăng cường giao lưu, gắn kết giữa lưu học sinh Lào và sinh viên Trường Đại học Hạ Long, mà còn góp phần củng cố quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt – Lào nói chung, giữa tỉnh Quảng Ninh với 3 tỉnh Bắc Lào nói riêng.

Quốc Nam

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/doc-dao-le-hoi-te-nuoc-va-buoc-chi-co-tay-cua-sinh-vien-lao-tai-dai-hoc-ha-long-post1734055.tpo
Zalo