Doanh nghiệp quốc tế cùng nông dân ĐBSCL hợp tác phát triển lúa bền vững

Doanh nghiệp quốc tế cùng nông dân ĐBSCL hợp tác phát triển lúa bền vững là một trong những kỳ vọng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt ra khi thực hiện Đề án 'Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030'.

Doanh nghiệp quốc tế cùng nông dân ĐBSCL hợp tác phát triển lúa bền vững là chủ đề xuyên suốt tại buổi ra mắt sản phẩm diệt cỏ dại diễn ra tại Cần Thơ mới đây, sau khi Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.

Tại đây, ngoài tìm hiểu sản phẩm mới, các nhà khoa học hàng đầu trong ngành nông nghiệp, đại diện các cửa hàng vật tư nông nghiệp và bà con nông dân ở vùng ĐBSCL, Đông Nam Bộ đã nói rõ thực trạng và tìm hướng giải quyết để đạt mục tiêu lượng gạo xuất khẩu chất lượng cao và phát thải thấp chiếm trên 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh.

Theo các chuyên gia, hiện có 3 nhóm chính dịch hại, gây hại cho sản xuất lúa của Việt Nam đó là cỏ dại, các loại sâu và các loại bệnh. Trong đó, cỏ dại được ví như bậc thầy của sự bắt chước. Bởi vì để sinh tồn buộc lòng cỏ dại phải bắt chước cây lúa. Chính vì vậy, việc làm thế nào trừ cỏ dại tận gốc mà không ảnh hưởng đến lúa luôn là nỗi lo lớn nhất của nông dân.

Hiện có 3 nhóm chính dịch hại, gây hại cho sản xuất lúa của Việt Nam

Hiện có 3 nhóm chính dịch hại, gây hại cho sản xuất lúa của Việt Nam

Xuất phát từ thực trạng đó, Syngenta hơn 10 năm đã hợp tác cùng các viện nghiên cứu, các cơ quan chức năng tiến hành khảo nghiệm, đánh giá hiệu quả công nghệ kép tiên tiến để cho ra đời sản phẩm thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm sớm Baloric 310EC. Điểm nổi trội của sản phẩm là ở cơ chế tác động kép tiên tiến tiêu diệt hiệu quả cùng lúc cỏ cây và cỏ mầm chỉ trong 1 lần phun. Đặc biệt là trên 3 nhóm cỏ khó trị như chác lác, lồng vực và đuôi phụng với hiệu quả diệt cỏ trên 98% và rất an toàn cho cây lúa.

Với kinh nghiệm hàng chục năm nghiên cứu cây lúa lẫn nhiều loại cây trồng, TS Trần Ngọc Thạch - Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL nhận định, cơ chế tác động kép của sản phẩm tấn công trực tiếp vào lá cỏ, khiến cây cỏ tăng trưởng bất thường rồi chết; đồng thời tấn công vào mầm hạt cỏ, ngăn chặn quá trình phát triển của hạt cỏ và giết hạt cỏ từ giai đoạn mầm. Ngoài ra, với hiệu quả diệt cỏ vượt trội chỉ với 1 lần phun (so với trung bình hiện nay là 3 lần) sẽ giảm lượng thuốc đưa ra môi trường, giảm phân dặm, gia tăng lợi nhuận, an toàn hơn cho con người và môi trường.

“Còn thời điểm nào áp dụng thì chúng ta phải quản lý trước 10 ngày sau khi sạ, đảm bảo hiệu quả diệt cỏ dại 100%, làm càng muộn thì hiệu quả lại càng thấp. Tôi thấy đối với sản phẩm này rất hay nó có tác động kép và khung thời gian chúng ta xử lý khoảng 5-10 ngày thì tôi thấy rất hay. Chúng tôi cũng kỳ vọng sản phẩm này sớm được đưa ra thị trường cho bà con nông dân sử dụng”. - TS Trần Ngọc Thạch chia sẻ thêm.

VSản phẩm diệt cỏ đến từ doanh nghiệp quốc tế sẽ giảm lượng thuốc phun, giảm phân dặm, gia tăng lợi nhuận, an toàn hơn cho con người và môi trường

VSản phẩm diệt cỏ đến từ doanh nghiệp quốc tế sẽ giảm lượng thuốc phun, giảm phân dặm, gia tăng lợi nhuận, an toàn hơn cho con người và môi trường

Đến từ Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam, ông Lê Thanh Tùng - Phó chủ tịch Hiệp hội, nguyên Phó cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, để Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” phát triển, Bộ Nông nghiệp và Môi trường mong muốn các doanh nghiệp đầu tư vào dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp, kể cả thuốc bảo vệ thực vật và thức ăn chăn nuôi - những lĩnh vực rất cần để đảm bảo vật tư cho sản xuất nông nghiệp, giúp giảm giá thành trong chuỗi sản xuất.

Với kinh nghiệm sẵn có, Syngenta lần nữa tiên phong giới thiệu các giải pháp công nghệ quản lý dịch hại hiệu quả, giúp môi trường an toàn hơn, đáp ứng đòi hỏi về sản xuất nông nghiệp bền vững. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn nâng cao vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Ông Lê Thanh Tùng - Phó chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam kỳ vọng những sản phẩm với độ an toàn từ những tập đoàn doanh nghiệp lớn sẽ là động lực cho các nhà quản lý, nhà tổ chức sản xuất có nhiều sự lựa chọn phát triển bền vững trong tương lai

Ông Lê Thanh Tùng - Phó chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam kỳ vọng những sản phẩm với độ an toàn từ những tập đoàn doanh nghiệp lớn sẽ là động lực cho các nhà quản lý, nhà tổ chức sản xuất có nhiều sự lựa chọn phát triển bền vững trong tương lai

Ông Lê Thanh Tùng kỳ vọng: “Trong xu hướng hiện nay, chúng ta, nhất là ĐBSCL – là nơi sản xuất lúa gạo mang tính chất thương mại, nhưng dù sản xuất với hình thức nào thì trách nhiệm của người sản xuất lúa, người quản lý, tổ chức sản xuất lúa là đem an toàn đến cho người tiêu dùng. Chúng tôi hoan nghênh tất cả sản phẩm đầu tư nông nghiệp, trong đó có thuốc bảo vệ thực vật và trong thuốc bảo vệ thực vật có thuốc trừ cỏ mà mang lại an toàn cao nhất cho cây trồng, cho người sử dụng, cho người sản xuất, cho thành phần mà người tiêu dùng được sử dụng. Đây cũng là mục tiêu mà hiện nay Chính phủ Việt Nam quan tâm là thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh”. Chính vì vậy, những sản phẩm với độ an toàn như thế này sẽ là động lực cho các nhà quản lý, nhà tổ chức sản xuất có nhiều sự lựa chọn phát triển bền vững trong tương lai”.

Hồng Phương/VOV-ĐBSCL

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/doanh-nghiep-quoc-te-cung-nong-dan-dbscl-hop-tac-phat-trien-lua-ben-vung-post1191262.vov
Zalo