Đình Thị Cấm 'đỏ lửa' trong lễ hội thổi cơm thi dịp đầu xuân Ất Tỵ

Làng Thị Cấm (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với lễ hội thổi cơm thi, diễn ra vào ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm. Đây là hoạt động nhằm tái hiện tinh thần rèn luyện quân đội thời xưa, đồng thời giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống.

Đình Thị Cấm đỏ lửa trong lễ hội thổi cơm thi dịp đầu xuân Ất Tỵ

 Ngày 5.2 (tức mùng 8 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), rất đông người dân lại tề tựu về sân đình Thị Cấm (phường Xuân Phương) để tham gia Hội kéo lửa, thổi cơm thi truyền thống

Ngày 5.2 (tức mùng 8 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), rất đông người dân lại tề tựu về sân đình Thị Cấm (phường Xuân Phương) để tham gia Hội kéo lửa, thổi cơm thi truyền thống

 Lễ hội thổi cơm thi thường có 4 đội tham gia và gồm có các phần thi: chạy lấy nước, kéo lửa, thổi cơm theo cách truyền thống với những công cụ thô sơ để tưởng nhớ công ơn của tướng Phan Tây Nhạc – Tương truyền là vị tướng thứ 18 đời Vua Hùng, khi xưa về đây mở hội chọn người nấu cơm phục vụ binh lính ra trận

Lễ hội thổi cơm thi thường có 4 đội tham gia và gồm có các phần thi: chạy lấy nước, kéo lửa, thổi cơm theo cách truyền thống với những công cụ thô sơ để tưởng nhớ công ơn của tướng Phan Tây Nhạc – Tương truyền là vị tướng thứ 18 đời Vua Hùng, khi xưa về đây mở hội chọn người nấu cơm phục vụ binh lính ra trận

 Để có lửa thổi cơm, các đội phải chuẩn bị bùi nhùi được làm từ rơm và các vật dễ cháy để tham gia phần thi kéo lửa. Đây là phần thi hết sức gay cấn bởi nó quyết định thắng thua trong hội thổi cơm thi của các đội

Để có lửa thổi cơm, các đội phải chuẩn bị bùi nhùi được làm từ rơm và các vật dễ cháy để tham gia phần thi kéo lửa. Đây là phần thi hết sức gay cấn bởi nó quyết định thắng thua trong hội thổi cơm thi của các đội

 Trong tiếng trống rộn ràng, với sự cổ vũ nhiệt tình của dân làng và khách thập phương, bốn đội thi với đồng phục khác nhau, mỗi đội 10 người gồm cả nam và nữ đại diện cho bốn giáp của làng

Trong tiếng trống rộn ràng, với sự cổ vũ nhiệt tình của dân làng và khách thập phương, bốn đội thi với đồng phục khác nhau, mỗi đội 10 người gồm cả nam và nữ đại diện cho bốn giáp của làng

 Sau khi giã xong, gạo sẽ được đổ ra, một người dần sàng cho sạch trấu cám và thổi cơm

Sau khi giã xong, gạo sẽ được đổ ra, một người dần sàng cho sạch trấu cám và thổi cơm

 Gạo trắng, nước sôi, những người phụ nữ khéo tay nhất trong đội được lựa chọn để nấu cơm. Từ kéo lửa cho đến nấu thành cơm chỉ diễn ra trong vòng một giờ đồng hồ

Gạo trắng, nước sôi, những người phụ nữ khéo tay nhất trong đội được lựa chọn để nấu cơm. Từ kéo lửa cho đến nấu thành cơm chỉ diễn ra trong vòng một giờ đồng hồ

 Ông Bùi Doãn Lập, một cao niên trong làng chia sẻ: “Lễ hội thổi cơm thi đã tồn tại hàng trăm năm. Phần thi đầu tiên là chạy lấy nước, trong đó các thanh niên phải chạy quãng đường khoảng 1km để lấy nước mang về đình. Tiếp đến là công đoạn giã thóc thành gạo, và sau đó là phần quan trọng nhất – kéo lửa. Chỉ khi tạo ra được lửa, các đội mới có thể nấu cơm. Cuộc thi có sự tham gia của bốn giáp trong làng, mỗi đội sử dụng nồi nhỏ do tổ tiên để lại. Cơm sau khi nấu phải đạt tiêu chí dẻo, ngon và trong gạo để được công nhận chiến thắng”

Ông Bùi Doãn Lập, một cao niên trong làng chia sẻ: “Lễ hội thổi cơm thi đã tồn tại hàng trăm năm. Phần thi đầu tiên là chạy lấy nước, trong đó các thanh niên phải chạy quãng đường khoảng 1km để lấy nước mang về đình. Tiếp đến là công đoạn giã thóc thành gạo, và sau đó là phần quan trọng nhất – kéo lửa. Chỉ khi tạo ra được lửa, các đội mới có thể nấu cơm. Cuộc thi có sự tham gia của bốn giáp trong làng, mỗi đội sử dụng nồi nhỏ do tổ tiên để lại. Cơm sau khi nấu phải đạt tiêu chí dẻo, ngon và trong gạo để được công nhận chiến thắng”

 Là một thành viên Ban tổ chức, ông Bùi Thanh Liêm nhấn mạnh ý nghĩa sâu sắc của lễ hội: “Cuộc thi là sự tái hiện trí tuệ, sự khéo léo trong rèn quân của cha ông ta ngày xưa để chống giặc ngoại xâm. Đây là nét văn hóa cần được giữ gìn, nhằm giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống của dân tộc, đồng thời cầu mong một năm mới may mắn”

Là một thành viên Ban tổ chức, ông Bùi Thanh Liêm nhấn mạnh ý nghĩa sâu sắc của lễ hội: “Cuộc thi là sự tái hiện trí tuệ, sự khéo léo trong rèn quân của cha ông ta ngày xưa để chống giặc ngoại xâm. Đây là nét văn hóa cần được giữ gìn, nhằm giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống của dân tộc, đồng thời cầu mong một năm mới may mắn”

 Lần đầu tiên được trải nghiệm không khí lễ hội, bạn Vũ Ngọc Ánh, sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bày tỏ sự phấn khích: “Trước đây, tôi chỉ biết đến lễ hội qua truyền hình, nhưng khi trực tiếp tham gia, tôi cảm nhận rõ hơn không khí sôi động và ý nghĩa của sự kiện. Thật vui khi truyền thống này vẫn được duy trì và lan tỏa đến thế hệ trẻ như chúng tôi”.

Lần đầu tiên được trải nghiệm không khí lễ hội, bạn Vũ Ngọc Ánh, sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bày tỏ sự phấn khích: “Trước đây, tôi chỉ biết đến lễ hội qua truyền hình, nhưng khi trực tiếp tham gia, tôi cảm nhận rõ hơn không khí sôi động và ý nghĩa của sự kiện. Thật vui khi truyền thống này vẫn được duy trì và lan tỏa đến thế hệ trẻ như chúng tôi”.

 Đại diện ban giám khảo sẽ phải tìm nồi cơm trong các đống tro than sau khi được nấu chín

Đại diện ban giám khảo sẽ phải tìm nồi cơm trong các đống tro than sau khi được nấu chín

 Sau khi cơm được tìm thấy, các cụ sẽ mang vào trong và xới cơm ra bát cúng thần linh rồi ban giám khảo mới được nếm và chấm giải

Sau khi cơm được tìm thấy, các cụ sẽ mang vào trong và xới cơm ra bát cúng thần linh rồi ban giám khảo mới được nếm và chấm giải

 Lễ hội thổi cơm thi Thị Cấm không chỉ là một hoạt động văn hóa đặc sắc, mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết và sự khéo léo, sáng tạo của người Việt từ bao đời nay

Lễ hội thổi cơm thi Thị Cấm không chỉ là một hoạt động văn hóa đặc sắc, mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết và sự khéo léo, sáng tạo của người Việt từ bao đời nay

Tân Sơn - Ngọc Quang

Nguồn Đại Biểu Nhân Dân: https://daibieunhandan.vn/dinh-thi-cam-do-lua-trong-le-hoi-thoi-com-thi-dip-dau-xuan-at-ty-post403725.html
Zalo