Khám phá một trong những ngôi làng đẹp nhất thế giới ở Thái Nguyên

Làng Thái Hải được mệnh danh là một ốc đảo xanh giữa lòng TP Thái Nguyên. Đây không chỉ là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của người Tày mà còn là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước.

Ngôi làng đặc biệt

Cách Hà Nội hơn 70km, Khu Bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải (còn có tên khác là "Bản làng Thái Hải", "Gia đình Thái Hải") thuộc xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên.

Nơi đây từng được chuyên trang du lịch CNN Travel liệt kê vào danh sách những vùng nông thôn đẹp nhất thế giới.

Cả 30 ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày đều được chuyển về từ vùng đất cách mạng ATK Định Hóa, có tuổi đời từ vài chục đến gần 100 năm.

Cả 30 ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày đều được chuyển về từ vùng đất cách mạng ATK Định Hóa, có tuổi đời từ vài chục đến gần 100 năm.

Không giống bất cứ làng nào khác ở Việt Nam, tại ngôi làng đặc biệt này, các gia đình nhỏ không có sở hữu riêng.

Người dân ăn chung nồi cơm, tiêu chung túi tiền, cùng nuôi dạy con cái và làm du lịch cộng đồng.

Sản phẩm mỗi người làm ra đều được tập hợp lại, sau đó phục vụ cho nhu cầu của từng người và cộng đồng làng. Toàn bộ hoạt động sản xuất ở Thái Hải đều mang tính tự cung tự cấp.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hải, Trưởng bản làng Thái Hải đồng thời là Giám đốc Khu Bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải cho biết, mỗi người ở Thái Hải chỉ làm một việc.

Người giỏi chăn nuôi thì đảm nhận việc chăn nuôi, người giỏi giao tiếp thì làm nhiệm vụ giao tiếp, đối ngoại, người có kinh nghiệm làm thuốc thì cứ làm thuốc…

Mỗi người dân ở Thái Hải chỉ làm một việc phụ thuộc vào thế mạnh của mình

Mỗi người dân ở Thái Hải chỉ làm một việc phụ thuộc vào thế mạnh của mình

Mỗi ngày, từ 5h sáng, sau một hồi mõ báo, các gia đình thức dậy. Trong khi đàn ông cời bếp, thổi lửa, mài dao chuẩn bị cho một ngày lao động thì các bà, các cô ra giếng làng lấy nước, đun nước pha trà. Sau khi cùng ăn sáng, mọi người tỏa đi làm công việc của mình.

Bà Mã Thị Liêm (người phụ trách nhà thuốc làng Thái Hải) cho biết: "Tôi và gia đình đã lên đây sinh sống được hơn 20 năm. Ở làng Thái Hải có nhiều dân tộc quy tụ về như Tày, Nùng, Dao, Kinh.

Chúng tôi đến từ nhiều tỉnh, thành khác nhau như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ. Nhưng mọi người đều đoàn kết, xem như người một nhà. Thấy được truyền thống văn hóa của đồng bào mình được giữ gìn thật sự rất vui".

Người dân ăn chung nồi cơm, tiêu chung túi tiền, cùng nuôi dạy con cái và làm du lịch cộng đồng.

Người dân ăn chung nồi cơm, tiêu chung túi tiền, cùng nuôi dạy con cái và làm du lịch cộng đồng.

Toàn bộ số tiền người dân thu được từ việc sản xuất, bán sản phẩm và tiếp đón các đoàn khách du lịch đều được nộp vào quỹ chung của bản làng.

Các chi tiêu, nhu cầu sinh hoạt từ riêng tư đến thiết yếu của mỗi gia đình, cá nhân như bị ốm cần đi khám, chữa bệnh, con đi học, kể cả đi học đại học, du học... đều có trưởng làng lo liệu. Trưởng làng sẽ là người quyết định mọi công việc quan trọng của bản làng Thái Hải.

Trải nghiệm thú vị

Du khách đến bản làng Thái Hải được bà con dân bản đón tiếp giống như là đón người thân về nhà. Khách đến đầu làng sẽ rẽ vào giếng làng để rửa mặt mũi, chân tay.

Giếng làng có mạch nước trong vắt, xung quanh xếp đá cuội, là nơi hội tụ sinh khí của trời đất, cung cấp nước sinh hoạt cho cả làng.

Người dân trong làng tâm niệm rằng, được gột rửa bằng nước giếng làng sẽ giúp tâm hồn thanh tịnh, sẽ thoát khỏi những đen đủi, không may mắn.

Trước cổng làng luôn có một cái mõ được làm bằng gỗ và một hàng rào ngăn cách với bên ngoài.

Khi đến, khách dùng gậy hoặc đòn đánh vào mõ. Tiếng mõ vang vọng khắp làng để người dân biết, nhà rượu chuẩn bị rượu, nhà chè chuẩn bị chè tiếp khách quý.

Trước cổng làng luôn có một cái mõ được làm bằng gỗ. Khi đến, khách dùng gậy hoặc đòn đánh vào mõ để dân làng biết và chuẩn bị đón khách.

Trước cổng làng luôn có một cái mõ được làm bằng gỗ. Khi đến, khách dùng gậy hoặc đòn đánh vào mõ để dân làng biết và chuẩn bị đón khách.

Bản làng Thái Hải có 3 sản phẩm chủ lực giới thiệu đến du khách, đó là kiến trúc nhà sàn, ẩm thực và văn hóa truyền thống của dân tộc Tày.

Văn hóa vật thể có 30 nếp nhà sàn cổ, các đồ dùng, vật dụng trong nhà như cối xay thóc, cối giã gạo dùng nước, mâm ăn cơm bằng gỗ, rổ rá, bồ đan bằng tre, nứa để đựng đồ đạc.

Bên cạnh đó là trang phục truyền thống, thuốc nam chữa bệnh, các loại ẩm thực như bánh chưng, bánh gai, chè lam, thịt treo gác bếp và rượu men lá chưng cất theo phương pháp truyền thống…

Đến đây du khách sẽ được thưởng thức hơn 100 món ăn truyền thống của người Tày, nổi bật là khâu nhục, lợn quay nguyên con, thịt trâu nướng, thịt trâu xào mẻ cùng nhiều món đặc sản khác như xôi ngũ sắc, nộm hoa chuối rừng, cá chép om mẻ hay cá nướng than hoa...

Đến đây du khách sẽ được thưởng thức hơn 100 món ăn truyền thống của người Tày, nổi bật là khâu nhục, lợn quay nguyên con, thịt trâu nướng, thịt trâu xào mẻ cùng nhiều món đặc sản khác như xôi ngũ sắc, nộm hoa chuối rừng, cá chép om mẻ hay cá nướng than hoa...

Văn hóa phi vật thể rất được coi trọng ở Thái Hải, đặc biệt là ngôn ngữ. Ở bản làng này, mọi thành viên đều giao tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc, hằng ngày cùng tập luyện, trao truyền hát then, đàn tính, giữ gìn nền nếp gia đình.

Đặc biệt, nét đẹp văn hóa tâm linh tín ngưỡng như lễ hội lồng tồng, lễ mừng thọ, cúng mụ và các nghi thức thờ cúng tổ tiên được duy trì.

Chị Nguyễn Thị Thu (du khách Hà Nội) cho biết, "khi đến đây thì mình gọi là ngôi làng hạnh phúc.

Điểm đặc biệt là đồng bào chung tay giữ được những nét văn hóa truyền thống, lan tỏa được sự yêu thương.

Hơn 200 con người cùng ăn 1 nồi cơm, dùng chung một túi tiền thật thú vị. Mong rằng những mô hình tương tự như vậy sẽ được nhân rộng hơn nữa".

Du khách đến với bản làng Thái Hải sẽ được giao lưu văn hóa, văn nghệ và thưởng thức các món ăn đặc trưng của người dân.

Du khách đến với bản làng Thái Hải sẽ được giao lưu văn hóa, văn nghệ và thưởng thức các món ăn đặc trưng của người dân.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hải, trưởng bản làng Thái Hải cho biết, khoảng năm 2014, một số người đưa nhau đến bản làng vãn cảnh. Họ đưa tiền bảo nấu giúp mâm cơm, cho nghỉ nhờ.

Họ bảo ở đây có khung cảnh thanh tịnh, nhiều món ăn truyền thống ngon miệng nên tự truyền miệng, bảo nhau về thăm ngày càng đông đúc.

Du khách trong và ngoài nước ngày càng biết đến bản làng Thái Hải.

Du khách trong và ngoài nước ngày càng biết đến bản làng Thái Hải.

Các dịch vụ của bản làng chủ yếu là ẩm thực và trải nghiệm cuộc sống cũng dần được định hình theo yêu cầu của du khách.

Tôi không nhớ chính xác thời điểm nào bản làng chính thức bắt tay vào làm du lịch, hiện có du khách của hơn 40 quốc gia trên thế giới về Thái Hải đây tham quan, trải nghiệm.

Và hiện bản làng có năng lực tiếp đón, phục vụ ăn, uống, ngủ, nghỉ cùng lúc hơn 1.200 khách.

Trẻ em ở đây được dạy hát Then, đàn Tính, được nói tiếng của dân tộc mình và được học thêm tiếng phổ thông lẫn tiếng Anh.

Trẻ em ở đây được dạy hát Then, đàn Tính, được nói tiếng của dân tộc mình và được học thêm tiếng phổ thông lẫn tiếng Anh.

Du khách được trải nghiệm làm bánh truyền thống cùng với các bà con người Tày.

Du khách được trải nghiệm làm bánh truyền thống cùng với các bà con người Tày.

Khu lưu trú cũng được người dân ở đây chuẩn bị rất kỹ càng để phục vụ khách du lịch.

Khu lưu trú cũng được người dân ở đây chuẩn bị rất kỹ càng để phục vụ khách du lịch.

Người dân và du khách tại bản làng Thái Hải.

Người dân và du khách tại bản làng Thái Hải.

Du khách trải nghiệm văn hóa cùng người dân bản làng Thái Hải.

Du khách trải nghiệm văn hóa cùng người dân bản làng Thái Hải.

Nhị Tiến

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/kham-pha-mot-trong-nhung-ngoi-lang-dep-nhat-the-gioi-o-thai-nguyen-192250205205656491.htm
Zalo