Định hướng bố trí cán bộ, công chức, viên chức cấp xã
Hiện nay, việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã trên địa bàn tỉnh đang tiến hành theo đúng lộ trình đề ra. Từ việc xác định phương án sắp xếp đến xử lý bài toán nhân sự đang được các cấp, các ngành tập trung thực hiện một cách bài bản, khoa học với quyết tâm chính trị cao nhất.

Cán bộ bộ phận “Một cửa” UBND huyệnNậm Pồ hướng dẫn người dân các thủ tục hành chính.
Thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷvề Đề án kết thúc hoạt động cấp huyện, sắp xếp, sáp nhập ĐVHC cấp xã và tổ chứcbộ máy hệ thống chính trị, hiện nay các địa phương trong tỉnh đang tập trunglãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng quy định và đúng tiến độcác công việc được giao; bảo đảm bộ máy của xã, phường mới đi vào hoạt độngthông suốt, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, phục vụ tốt nhấtcho nhân dân. Trong đó, việc xây dựng phương án nhân sự cấp xã được thực hiệnkhẩn trương nhưng thận trọng, bảo đảm phù hợp các quy định của Đảng và pháp luậtNhà nước.
Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã chủ trìtham mưu xây dựng Quy định tạm thời tiêu chuẩn chức danh cán bộ cấp xã (kèmtheo danh mục chức danh, chức vụ để bố trí cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lýcấp xã). Dự thảo quy định đã được Ban Tổ chức Tỉnh ủy xin ý kiến tham gia, gópý của các đồng chí Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cơ quan, đơn vị, địaphương. Đến nay đang hoàn thiện, dự kiến sẽ trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy banhành trong tháng 5/2025. Quy định tạm thời này sẽ là căn cứ để tỉnh sắp xếp, bốtrí đội ngũ cán bộ cấp xã mới, đảm bảo cấp xã mới đi vào hoạt động ngay khi cóquyết định của cấp có thẩm quyền.
Hiện nay Trung ương chưa có quy địnhcụ thể định mức biên chế cấp xã. Theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền, định mứcbiên chế dự kiến chuyên trách công tác Đảng (bao gồm biên chế chuyên trách cơquan chuyên trách tham mưu, giúp việc, bí thư, phó bí thư thường trực đảng ủy)của đảng ủy xã, phường dự kiến khoảng 15 - 17 biên chế; ở các xã, phường nơi cótrụ sở trung tâm chính trị huyện, thành phố hiện nay khoảng 20 biên chế. Dự kiếnbố trí biên chế, dưới 400 đảng viên, bố trí 15 biên chế; từ 500 đến dưới 800 đảngviên, bố trí 16 biên chế; trên 800 đảng viên, bố trí tối đa 17 biên chế. Đối vơíbiên chế cơ quan khối chính quyền, theo định hướng của Chính phủ, bình quân môĩxã có 32 biên chế (gồm cả biên chế của lãnh đạo HĐND, các ban của HĐND, lãnh đaọUBND). Như vậy, đối với tỉnh tổng số biên chế bố trí cho khối chính quyền cấpxã (dự kiến có 45 xã, phường) là 1.440 biên chế. Tiêu chí bố trí biên chế, cụthể: Xã, phường sau sắp xếp có diện tích hoặc dân số hoặc cả hai tiêu chí đạtdưới 200% so với tiêu chuẩn thì bố trí 28 biên chế.
Ngoài ra, tùy theo quy mô, đặcthù của từng xã, phường để tính biên chế tăng thêm, cách tính biên chế tăngthêm (được làm tròn) cụ thể: Xã, phường sau sắp xếp có diện tích hoặc dân số cứtăng thêm 50% thì được tính tăng 1 biên chế cho mỗi tiêu chí tăng thêm. Đối vơícác xã biên giới được bố trí tăng thêm một biên chế; xã hình thành trên cơ sởsáp nhập ba xã, thị trấn thì được bố trí tăng thêm một biên chế; xã phức tạp vêàn ninh trật tự được bố trí tăng thêm một biên chế; phường sau sắp xếp được bốtrí tăng thêm ba biên chế. Tổng số biên chế xã sau khi tăng thêm không quá 36biên chế và phường không quá 39 biên chế và đảm bảo tổng biên chế khối chínhquyền cấp xã thuộc tỉnh không vượt quá 1.440 biên chế (đây là số biên chế khi ổnđịnh sau 5 năm).
Để đảm bảo các đảng ủy xã, phườngđi vào hoạt động được ngay sau khi thành lập, trước mắt chuyển 100% biên chế cấphuyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã. Trong đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quảnlý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại cácđơn vị cấp xã mới; đồng thời có kế hoạch, lộ trình, phương án sắp xếp, bố trí,đào tạo đối với cán bộ, công chức xã, phường hiện có, bảo đảm đủ tiêu chuẩn, điêùkiện để làm việc tại các cơ quan đảng của cấp ủy xã, phường mới. Sau khi các xã,phường đi vào hoạt động, tỉnh sẽ căn cứ vào quy mô, điều kiện kinh tế - xã hội,đặc thù của từng xã, phường để giao biên chế hàng năm cho phù hợp với tình hìnhthực tế.
Bên cạnh công tác bố trí cán bộ,công chức, viên chức cấp xã, tỉnh cũng quan tâm giải quyết chế độ, chính sách đôívới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp, tinhgọn tổ chức bộ máy nói chung và tổ chức ĐVHC hai cấp nói riêng. Cụ thể, Chínhphủ đã ban hành các Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024, Nghị định số67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 để giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, côngchức, viên chức, người lao động chịu ảnh hưởng của quá trình sắp xếp tổ chức bộmáy. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu ảnh hưởng của việctổ chức ĐVHC hai cấp, việc giải quyết chế độ được thực hiện khi có quyết định kếtthúc hoạt động ĐVHC cấp huyện (từ ngày 1/7/2025).
Tại huyện Nậm Pồ, hiện có 120công chức, 61 viên chức cấp huyện; 297 cán bộ, công chức cấp xã, 179 người hoạtđộng không chuyên trách. Để thực hiện hiệu quả công tác bố trí, sắp xếp cán bộ,công chức, viên chức khi thực hiện tổ chức chính quyền địa phương cấp xã, Ban Tổchức Huyện ủy đã phối hợp với các phòng ban liên quan tiến hành rà soát, nắmtình hình tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm thựchiện đầy đủ các chế độ chính sách. Từ đó, góp phần tạo sự đồng thuận cao trongcán bộ, công chức, viên chức làm nền tảng quan trọng xây dựng chính quyền theohướng gần dân, sát dân và đáp ứng nhanh nhất, hiệu quả nhất yêu cầu phục vụ ngươìdân; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.